Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng nên chế biến như thế nào để con ăn ngon? Dưới đây là một số thực đơn theo 3 phương pháp ăn dặm phổ biến là: kiểu Nhật, tự chỉ huy và theo truyền thống, giúp mẹ có ý tưởng để chế biến món ăn cho bé.
Đối với thực đơn ăn dặm kiểu Nhật, bạn có thể cho con ăn cháo trắng, sữa chua nguyên chất không đường, đậu phụ, bắp cải,… Ăn dặm theo phương pháp chỉ huy, bé thường ăn rau củ hấp, luộc hoặc các món nướng như: su su luộc, khoai tây luộc, măng tây hấp,… Trong khi đó, với phương pháp ăn dặm theo truyền thống, mẹ thường cho bé ăn bột hoặc các loại cháo xay nhuyễn và tán mịn như: bột tôm, bột thịt,…
Đọc bài viết này để biết đặc điểm và thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi theo:
- Kiểu Nhật
- Phương pháp tự chỉ huy
- Phương pháp truyền thống
1. Đặc điểm và thực đơn ăn dặm theo kiểu Nhật
Những thông tin cơ bản bạn cần nắm
- Số lượng bữa ăn: 2 bữa/ngày cho bé 6 tháng
- Thời gian ăn: buổi sáng lúc 10:00 và buổi tối trước 19:00
- Độ thô của cháo: theo tỷ lệ 1:10 (1 phần gạo và 10 phần nước)
- Cháo: từ 5-30g (hoặc gạo, bánh mì, mỳ)
- Chất đạm: từ 5-10g (đậu phụ 25 g, dưới 2/3 lòng đỏ trứng (lưu ý: trứng ở Nhật to hơn Việt Nam))
- Rau: từ 5-20g (cà chua, bí đỏ, rau chân vịt, bắp cải, su hào, chuối, táo, cà rốt, súp lơ xanh,…)
Nếu con mới bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên giới thiệu các loại thực phẩm với một lượng nhỏ (5ml), rồi sau đó tăng dần lượng ăn lên.
Bạn có thể chưa biết:
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Cách nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp con hay ăn chóng lớn
Các thực phẩm bé 6 tháng tuổi có thể ăn
- Chất đạm: cá trắng, đậu (đậu Hà Lan), đậu hũ, sữa chua, phô mai tươi, lòng đỏ trứng, cá dăm khô shirasu
- Tinh bột: cháo gạo, khoai tây, chuối, khoai lang, khoai sọ, khoai môn, bánh mì (sandwich, baguette)
- Vitamin: cà chua, bông cải xanh, rau chân vịt, dâu, quýt, táo, củ cải, bí đỏ, bắp cải, cà rốt, hành tây
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo kiểu Nhật
- Tuần thứ 1: Cháo trắng (từ 30-40 ml), đậu phụ (5g), bắp cải (10 ml), rau cải (10 ml), rau ngót (10 ml), sữa chua nguyên chất không đường.
- Tuần thứ 2: Cháo trắng (15-25 ml), cà rốt (5 ml), bí đỏ (5 ml), đậu phụ (5g), 2/3 lòng đỏ trứng, cà chua (5 ml), sữa chua nguyên chất không đường.
- Tuần thứ 3: Cháo trắng (30-40 ml), su hào (10 ml), cải bó xôi (10 ml), rau ngót (10 ml), đậu phụ (5g), 2/3 lòng đỏ trứng, sữa chua nguyên chất không đường.
- Tuần thứ 4: Cháo trắng (30-40 ml), rau ngót (10 ml), đậu phụ (5g), rau cải (10 ml), bắp cải (10 ml), 2/3 lòng đỏ trứng, sữa chua nguyên chất không đường.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi
2. Đặc điểm và thực đơn ăn dặm tự chỉ huy (BLW)
Đặc điểm của phương pháp BLW
Ăn dặm kiểu chỉ huy không cần phải chuẩn bị quá nhiều vì hầu hết các món ăn sẽ được chế biến bằng cách hấp, luộc hoặc nướng. Ban đầu, bạn có thể cho bé ăn các món rau hầm, hoa quả để con dễ cầm nắm. Khi con đã quen với kiểu ăn dặm này, mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm khác để kích thích cảm giác thèm ăn của bé như: mì sợi, cá, thịt, salad,… Nếu bạn đang loay hoay không biết nên cho con ăn gì thì hãy tham khảo các thực đơn dưới đây nhé!
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo BLW
Ngày 1: Táo nướng, măng tây hấp, khoai tây hấp
Ngày 2: Súp lơ hấp, cà rốt hấp, măng tây hấp, nước sốt từ bơ xay trộn với sữa chua
Ngày 3: Khoai lang tím hấp, bí đỏ hấp, bí ngòi hấp, cá tilapia nướng lò vi sóng
Ngày 4: Khoai tây hấp, đậu cove hấp, cà rốt hấp, cá hồi chiên
Ngày 5: Lòng đỏ trứng tráng, măng tây luộc, súp lơ luộc
Ngày 6: Thịt viên chiên, bắp cải hấp, cà rốt hấp, táo
Ngày 7: Khoai lang, măng tây nướng; bánh korokke khoai tây bí đỏ thịt bò; bánh ngô chiên
Ngày 8: Bí đỏ hấp, su su luộc, khoai tây cuộn thịt bò rắc phô mai
Ngày 9: Nui, thịt viên chiên, củ cải và măng tây luộc
Ngày 10: Khoai tây, bí đỏ hấp; gà viên chiên cùng mộc nhĩ, nấm hương
Ngày 11: Trứng chiên tôm, mì sợi, đậu luộc, súp lơ xanh
Ngày 12: Dâu tây, bí đỏ hấp, bánh bao chay, thịt bò cuộn măng tây
Ngày 13: Bí đỏ, củ cải trắng luộc; chả đậu xanh; quýt đã bóc vỏ, tách múi, bỏ hạt
Ngày 14: Cà tím luộc, đậu Nhật hấp, xoài chín, bánh khoai lang chiên
Ngày 15: Cà chua bi vàng; khoai lang, su su luộc; tôm áp chảo; đu đủ chín
Ngày 16: Súp lơ hấp, ớt chuông hấp, thanh long đỏ
Thực đơn ăn dặm bé chỉ huy ngày thứ 16
Ngày 17: Khoai tây nướng, cà rốt luộc, gà rang
Ngày 18: Súp lơ xanh hấp, bí xanh luộc, phô mai que
Ngày 19: Cà tím nướng, măng tây luộc, dưa lưới
Ngày 20: Bông cải trắng luộc; măng tây xào; bánh mì; cam được lột vỏ, bỏ hạt
Ngày 21: Cánh gà chiên xù, cơm nát trộn củ quả thập cẩm, dâu tây
Ngày 22: Cà rốt hấp, bánh mì nướng, chuối
Ngày 23: Đậu cove luộc, bí đỏ hấp, bơ chín
Ngày 24: Thịt ức gà luộc, xé nhỏ; khoai lang nướng, xoài chín
Ngày 25: Củ cải luộc, su su luộc, táo nướng quế
Ngày 26: Khoai tây hấp, đậu hà lan hấp, táo nướng
Ngày 27: Cánh gà áp chảo, măng tây luộc, táo
Ngày 28: Cà rốt luộc, bánh mì thập cẩm, kiwi
Ngày 29: Cà rốt luộc; đậu đũa hấp; bột mì chiên; bánh mì; cam bóc vỏ, bỏ hạt
Ngày 30: Cánh gà chiên xù, cơm trộn củ quả thập cẩm, dâu tây
Bạn có thể chưa biết:
Thực đơn ăn dặm truyền thống giúp bổ sung năng lượng cho bé mỗi ngày
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật giàu dinh dưỡng và khoa học cho bé 6 tháng tuổi
3. Đặc điểm và thực đơn ăn dặm theo kiểu truyền thống
Đặc điểm của ăn dặm truyền thống
Đây là phương pháp được nhiều mẹ Việt Nam áp dụng và lưu truyền từ nhiều đời. Thông thường, thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi là cháo trắng hoặc bột xay nhuyễn, tán mịn với các loại thực phẩm như: tôm, cá, thịt, rau, củ,… Tùy theo sở thích của con mà mẹ có thể thay đổi thực đơn cho phù hợp để kích thích bé ăn ngon miệng. Dưới đây là thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi mà mẹ có thể tham khảo:
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo truyền thống
|
Thứ |
Thực đơn |
Thứ 2, 4, 7 |
- Bột thịt lợn: 10g bột gạo, 10g thịt nạc, 1 thìa rau xanh lá, 5g dầu ăn.
- Tráng miệng: 1/3 quả chuối tiêu và nước ép cam.
|
Thứ 3, 5 |
- Bột thịt gà: 10g gạo, 10g thịt gà, 1 thìa rau xanh lá, 5g dầu ăn.
- Tráng miệng: 1/3 quả hồng xiêm và nước ép táo.
|
Thứ 6, Chủ Nhật |
- Bột trứng: 10g bột gạo, 1/2 lòng đỏ trứng, 1 thìa rau xanh lá, 5g dầu ăn.
- Tráng miệng: 50g nho và nước ép dưa hấu.
|
Nguồn tham khảo: trungtamsuckhoenhikhoa
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi thường thiên về bột và cháo trắng xay nhuyễn
Qua bài viết trên, hi vọng bạn đã có thêm ý tưởng để chế biến các món ăn mới phù hợp với phương pháp ăn dặm của con. Ngoài ra, mẹ cần đảm bảo khẩu phần ăn của bé chứa đủ các dưỡng chất cần thiết để bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Hơn nữa, bạn nên thường xuyên thay đổi thực đơn trong tuần để kích thích khẩu vị của con, tránh tình trạng bé chán ăn, bỏ bữa.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!