Bầu ăn mít được không? Theo ý kiến bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu có thể ăn mít nhưng với một lượng vừa phải để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Giá trị dinh dưỡng của mít
- Bà bầu ăn mít được không?
- Bà bầu ăn mít như thế nào thì tốt?
- Mít non bà bầu có ăn được không?
- Một số rủi ro tiềm ẩn khi bà bầu ăn mít
- Vậy bà bầu có nên ăn mít?
Giá trị dinh dưỡng của mít
Mít có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus, là một loài cây họ dâu và cùng ngành với cây sa kê (Moraceae).
Là loại trái cây có nguồn gốc và phát triển mạnh ở các nước Đông Nam Á, mít rất được ưu chuộng bởi vị ngọt thanh và mùi hương dễ chịu. Hầu như, mọi người đều nghe rằng ăn mít rất “nóng”. Và khi mang bầu không được ăn mít bởi mít có tính nóng sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi nguy hiểm hơn dẫn đến sảy thai. Vậy thực chất bà bầu ăn có được ăn mít không? Hãy cùng điểm qua các lợi ích của mít nhé trước khi đi trả lời cho câu hỏi trước đó.
Nội dung liên quan:
Bà bầu có nên ăn rau ngót khi mang thai tháng đầu?
Hàm lượng calo cao
Tác dụng của mít đối với bà bầu? 100g thịt của quả mít cung cấp 95 calo. Thịt mít chín có mùi thơm đặc trưng. Bầu ăn mít giúp dễ tiêu hóa nhờ có đường đơn như fructose và sucrose – loại đường mà khi chúng ta ăn sẽ làm tăng dự trữ năng lượng và tiếp thêm sinh khí trực tiếp cho cơ thể.
Giàu chất xơ
Mít rất giàu chất xơ. Do đó, mít có thể được xem như một liều thuốc nhuận tràng tốt cho tiêu hóa.
Vitamin A
Bà bầu ăn mít có tốt không? Thịt mít tươi có chứa vitamin A và các sắc tố flavonoid như carotene-Ay, xanthin, lutein và cryptoxanthin-Ay. Điều này giúp bảo vệ phổi và phòng ngừa ung thư khoang miệng.
Nhiều vitamin C
Hàm lượng vitamin C trong mít khoảng 13,7 mg hoặc 23% RDA. Thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể miễn dịch với nhiễm trùng và chống oxy hoá.
Giàu các vitamin B
Mít là một trong các loại trái cây rất giàu vitamin nhóm B. Có thể kể đến như B6 (pyridoxine), niacin, riboflavin và acid folic.
Dồi dào các khoáng chất khác
Mẹ bầu có nên ăn mít? Bầu ăn mít sẽ có nguồn cung cấp dồi dào kali, magiê, mangan và sắt. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể, giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp.
Bà bầu ăn mít được không?
Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không câu trả lời là có bởi mít chứa rất nhiều thành phần giàu vitamin B6 và các chất dinh dưỡng khác như kali, và nhiều chất chống oxy hóa, ăn mít sẽ mang lại các lợi ích vàng sau đây cho mẹ bầu:
- Cải thiện khả năng miễn dịch: Vitamin A, B, C trong mít có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Cải thiện chức năng tiêu hóa: Nhiều mẹ bầu gặp vấn đề táo bón thai kỳ khó chịu. Trong mít có nhiều chất xơ, giúp giảm táo bón và cải thiện hệ tiêu hóa.
- Ổn định huyết áp: Mít chứa nhiều kali giúp hạ huyết áp, từ đó làm giảm khả năng mắc bệnh tim.
- Điều trị thiếu máu: Hàm lượng folate và sắt cao có trong mít giúp bổ sung sắt cho mẹ bầu
- Tốt cho xương: Mít chứa nhiều ma-giê tốt cho hệ xương của cả bà bầu và thai nhi. Khoáng chất này giúp xương chắc khỏe và giảm tình trạng loãng xương.
- Giúp thai nhi phát triển tốt hơn: Vitamin A trong mít sẽ tốt sự phát triển của thị lực và các tế bào của thai nhi.
Bà bầu ăn mít như thế nào thì tốt?
Bà bầu có được ăn mít không? Mít loại trái cây bổ dưỡng, tốt cho thai kỳ và cho bà bầu. Tuy nhiên, trong mít có chứa nhiều đường nên cần phải có chế độ, định lượng ăn phù hợp để tránh gây bép phì, tiểu đường sau sinh.
- Mẹ chỉ ăn một lượng vừa phải nhằm không gây hại cho cơ thể. Bà bầu chỉ nên tiêu thụ 80-100gr mít mỗi ngày là được. Ăn quá nhiều mít dẫn đến rối loạn tiêu hóa, hàm lượng chất xơ cao trong mít gây đau bụng và khó chịu. Ngoài ra, ăn nhiều mít còn làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường ở phụ nữ đang mang thai.
- Bị rối loạn đông máu không nên ăn mít: Nếu các mẹ mắc chứng rối loạn máu, ăn mít có thể làm nhanh đông máu và gây ra những phản ứng tiêu cực gây nguy hiểm tính mạng
- Suy thận nên tránh ăn mít: Nếu bà bầu bị các vấn đề về thận như suy thận thì nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước nào.
- Để tăng thêm độ dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất cho cơ thể, mẹ bầu có thể ăn kèm mít với các loại hoa quả khác như: dâu, dưa lưới, chuối, bơ…hay sữa chua. Sự kết hợp này sẽ giúp mẹ tránh được việc ăn quá nhiều mít, đồng thời kích thích tiêu hóa. Vấn đề vóc dáng và làn da khi mang thai luôn được các mẹ bầu quan tâm, uống một ly nước ép mít sau khi ăn khoảng 1 giờ có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện làn da hay chế biến mít non làm món ăn là những cách hiệu quả giúp mẹ giảm cân.
Bà bầu ăn mít non được không?
Ngoài mít chín vàng ra thì mít xanh hay còn gọi là mít non cũng là một trong những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết trong thời kì mang thai, giúp bé có thể phát triển đầy đủ và tối ưu nhất ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Phụ nữ mang thai có thể ăn được tất cả các loại trái cây ở mức vừa đủ, nhưng cần đảm bảo nguyên tắc là ăn điều độ, tránh ăn quá nhiều.
Bà bầu ăn canh mít non được không? Như đã nói trên bà bầu có thể ăn mít non vì thế món canh mít non cũng có thể dùng tương tự.
Nếu mít chín vàng hầu hết chỉ dùng trong những món ngọt hay tráng miệng thì mít xanh có thể được hô biến để trở thành các món mặn vô cùng đặc sắc trong nền ẩm thực Việt. Các mẹ bầu có thể dùng mít non để trộn gỏi tôm thịt, nấu canh mít non hay cầu kì hơn là kho tộ cùng các loại cá nước ngọt.
Bạn có quan tâm:
Bà bầu ăn lựu có tốt không và nên ăn vào tháng thứ mấy là tốt nhất?
Một số rủi ro tiềm ẩn khi bà bầu ăn mít
Bà bầu có ăn mít được không? Hoàn toàn được nhưng hãy lưu ý đến những rủi ro có thể xảy ra nếu ăn mít sai cách hoặc ăn quá nhiều mẹ nhé:
- Có thể gây dị ứng
- Bầu ăn mít quá nhiều gây đầy bụng, khó tiêu
- Gây tăng lượng đường trong máu: Mẹ bầu bị tiểu đường hay có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ thì không nên ăn mít
- Nếu mẹ mắc chứng rối loạn máu, ăn mít có thể làm nhanh đông máu và gây ra những triệu chứng nguy hiểm
Vậy bà bầu có nên ăn mít?
Bầu ăn mít được không? Câu trả lời là có. Nhưng mẹ bầu ăn mít cần có mức độ vừa phải. Khoảng từ 80 – 100g là vừa đủ để tận dụng những lợi ích trái cây mang lại nhưng không gây hại cho cơ thể.
Những loại trái cây được chúng ta gắn mác “nóng” đơn giản là do hàm lượng đường cao. Và khi ăn nhiều, ta thường có cảm giác nóng trong người. Và đối với các thai phụ có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ, thì điều này là không tốt. Ngoài ra, hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh ăn mít gây sảy thai. Ăn quá nhiều mít khi mang thai thì sẽ có ảnh hưởng xấu. Nhưng bà bầu ăn mít ở lượng vừa phải, đúng lượng tiêu chuẩn thì không hề gặp nguy hiểm, mà còn tốt cho mẹ và bé.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết “Tuy mít giàu dinh dưỡng nhưng hàm lượng đường cao trong mít dễ làm tăng đường huyết đột biến, gây choáng váng, hoa mắt. Chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm một hoặc hai giờ để tránh gây hại cho sức khoẻ. Không nên ăn mít lúc đói bởi độ ngọt của mít sẽ khiến hàm lượng đường trong máu của cơ thể đột ngột bị tăng cao, đầy bụng, khó tiêu.
Bên cạnh lượng đường thì hàm lượng chất xơ cao trong mít có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vì thế không nên ăn mít vào buổi tối, nhất là hạt mít. Để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể, có thể ăn mít kèm với những hoa quả chín khác”.
Bầu có được ăn mít không
Bà bầu ăn mít sấy có tốt không? Câu trả lời là có. Mít sấy là sản phẩm rất tốt và mẹ có thể sử dụng như một món ăn vặt. Đây là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, không có chất béo bão hòa và no lâu. Do đó, các mẹ bầu đừng băn khoăn với câu hỏi “bầu ăn mít sấy được không?” nhé!
Tạm kết
Tóm lại, loại trái cây nào cũng gây hại nếu ăn quá nhiều mức cho phép và mít cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Mít an toàn và có hiệu quả dinh dưỡng khi ăn ở lượng vừa phải. Mẹ bầu cần lưu ý chọn mít sạch, có nguồn gốc rõ ràng và chín. Trong trường hợp gặp bất cứ hiện tượng lạ nào khi ăn mít thì hãy tham khảo ngay ý kiến chuyên môn của bác sĩ bạn nhé.
Nguồn tham khảo: Những sai lầm thường gặp khi ăn mít – Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!