Bệnh tiểu đường thai kỳ không phải hiếm đối với nhiều mẹ bầu, song không phải ai cũng biết cách “sống chung với lũ”.
Gợi ý chế độ ăn uống khoa học cho mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể làm gia tăng các bệnh nguy hiểm khác và tỷ lệ tử vong ở cả thai phụ lẫn thai nhi. Tuy vậy, nếu như mẹ bầu nào chẳng may bị tiểu đường thai kỳ cũng đừng quá lo lắng.
Vì sao?
Thực tế, chúng ta có thể phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ thông qua chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện khoa học.
Điều quan trọng là mẹ bầu cần biết giai đoạn nào con cần điều gì để cung cấp đầy đủ chất chứ đừng ăn uống theo sở thích. Ăn vặt bừa bãi, lạm dụng đồ ngọt chỉ khiến mẹ dư cân mà bé thiếu kg, gây nguy hiểm cho cả bạn và bé.
Chế độ dinh dưỡng “1 phần 4”
Tiểu đường thai kỳ gây hoang mang cho nhiều mẹ bầu
Nghĩa là gì?
Chia đĩa ăn thành 4 phần, trong đó 1 phần tinh bột, 1 phần đạm, 2 phần rau củ. Lượng tinh bột cho mỗi phần khoảng 1/2 chén đến 2/3 chén.
Tinh bột
Tinh bột ở đây gồm cơm, cháo, hủ tiếu, mì, nui, bánh canh, phở, miến, bánh mì…
Với trường hợp đã bị bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế tinh bột cho mỗi phần khoảng 1/2 chén đến 2/3 chén. Do hàm lượng đường trong cơm trắng khá cao nên mẹ có thể thay thế bằng cơm gạo lứt, bún, miến…
Tăng nhiều cũng khổ mà tăng ít kg cũng khổ
Đạm:
Bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, phô mai, đậu…
Mẹ bầu nên ưu tiên các loại thịt trắng ít nhất 2 lần một tuần như hải sản, gia cầm; hạn chế chiên, xào nhiều dầu mỡ khi chế biến.
Rau củ hay trái cây tráng miệng:
Chọn loại ít ngọt. Trong đó, đu đủ chín được xem là “thần dược” đối với phụ nữ mang thai. Đu đủ chín có giá trị dinh dưỡng rất cao, trong đó: Nước chiếm 70%, đường 13%, chất béo 0,9 %, carotein, vitamin A, C, canxi…Ngoài ra, bà bầu ăn đu đủ chín còn giúp giảm bớt sự khó chịu do những cơn ốm nghén gây ra.
Ngoài đu đủ, các loại trái cây nhiều vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi, ổi đều rất tốt cho cả mẹ và con, hạn chế tăng cân cho sản phụ.
Đồ uống:
Nên chọn các loại thức uống không cung cấp năng lượng hay năng lượng rất thấp. Tránh nước trái cây, soda thông thường, trà ngọt, các thức uống tăng lực hay có đường. Có thể dùng sữa ít béo hay sữa tách béo, nước trái cây nguyên chất không đường.
Nguyên tắc tiết chế bệnh tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể kiểm soát được
- Thay vì ăn 3 bữa với nhiều thức ăn và tinh bột thì mẹ bầu nên ăn nhiều bữa trong ngày. Nói cách khác là chia nhỏ bữa ăn ra, gồm 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn phụ.
- Bữa phụ nên chọn ngũ cốc nguyên chất, trái cây hoặc rau củ. Nhai kỹ, nuốt chậm, tránh ăn quá nhiều trong một bữa.
- Kiểm soát lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn. Tránh ăn ngọt và tinh bột nhiều.
- Ưu tiên thức ăn giàu chất xơ, ít chất béo bão hòa.
- Uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày. Nước lọc không có calo nên uống càng nhiều càng tốt.
- Bổ sung thêm sắt, acid folic và canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ
Ăn uống phải kết hợp cùng tập luyện
Tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu
Một thực tế phải thừa nhận là cho dù bạn ăn uống khoa học đến đâu, nếu thiếu tập luyện cũng sẽ không khiến cơ thể khỏe mạnh hơn được.
Một nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, nếu một ngày, chúng ta tập thể dục 30 phút sẽ giảm thiểu nguy cơ đột tử đến 25%, 60 phút sẽ là 40%. Rất đáng kể, phải không nào?
Đặc biệt, mẹ bầu bị bệnh tiểu đường thai kỳ lại càng cần phải chú ý điều này. Tập luyện trong giai đoạn này mang lại nhiều lợi ích:
- Giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng
- Khả năng sinh thường cao
- Dễ dàng lấy lại vóc dáng sau sinh
- Duy trì tinh thần vui vẻ, thoải mái
Ngoài ra, các nhà khoa học đã chứng mình rằng những đứa trẻ sinh ra từ các bà mẹ có hoạt động thể chất thường xuyên có bộ kích hoạt não trưởng thành hơn dẫn đến bộ não phát triển nhanh hơn. Vì vậy trẻ có mẹ tập thể dục thường xuyên khi mang thai có tỉ lệ thông minh cao hơn so với những trẻ khác.
Gợi ý thực đơn cho mẹ bầu bị bệnh tiểu đường thai kỳ
Bữa sáng
- Một quả trứng chiên với một lát bánh mì và một ít rau trộn salad
- Một phần phở, bún bò, hủ tiếu nhỏ dùng kèm giá luộc
- Một chén cháo yến mạch nấu với thịt băm
- Một cốc sữa không đường
Bữa trưa & tối
- Một cái sandwich gà kèm salad rau quả
- Một chén cơm trắng với canh rau và thịt luộc/rán
- Một lát cá hồi nướng dùng kèm súp bí đỏ và bông cải hấp…
Bữa phụ
- Một lát bánh mì phết bơ đậu phộng
- Một hũ yaourt trái cây
- Một chén salad cá hồi
Với những chia sẻ trên đây, TheAsianParent hy vọng mẹ bầu sẽ vượt qua nỗi sợ bệnh tiểu đường thai kỳ và có được sức khỏe tốt nhất cho quá trình vượt cạn.
Theo The Asianparent
Xem thêm:
Tiểu đường khi mang thai nguy hiểm tiềm ẩn nhưng có thể phòng tránh được
Tiểu đường thai kỳ Mẹ bầu cần Hiểu rõ và Làm ngay
Chế độ dinh dưỡng cho bé 7-8 tháng tuổi giúp con phát triển thể chất vượt trội
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!