Hiện nay, ước tính tỉ lệ bà bầu bị tiểu đường thai kỳ đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Nhiều trường hợp bị tai biến nặng nề do ảnh hưởng của lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống. Vì vậy, các mẹ bầu cần nắm rõ các thông tin liên quan đến tiểu đường thai kỳ để tránh tối đa rủi ro có thể gặp phải. Bài tổng hợp dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về:
- Tìm hiểu về tiểu đường thai kỳ
- Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào?
Tìm hiểu về tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng nồng độ glucose trong máu có mức cao hơn so với bình thường. Được tầm soát thông qua các xét nghiệm kiểm tra máu. Tình trạng này xuất hiện khi bạn bắt đầu mang thai và thông thường biến mất sau sinh vài tháng.
Những mẹ bầu bị mắc bệnh béo phì hay thừa cân là những người có nguy cơ cao bị mắc tiểu đường thai kỳ. Đối với những mẹ bầu càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường càng cao.
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào?
Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ
Mẹ bầu khi mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ bị ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Vậy sức khỏe của mẹ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Mẹ bầu bị mắc đái tháo đường thai kỳ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng lớn như tăng khả năng sảy thai, thai lưu hoặc sinh non… không những vậy, mẹ bầu trong quá trình mang thai nếu mắc bệnh này có nguy cơ gặp tai biến sản khoa cao hơn nhiều so với những sản phụ khác. Vì vậy tầm soát bệnh đái tháo đường khi mang thai là rất quan trọng.
Các thai phụ bị mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao huyết áp hơn nhiều so với thai phụ khác. Tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai gây ra nhiều nguy hiểm cho sản phụ. Mẹ bầu có thể bị tiền sản giật, tai biến mạch máu não hoặc suy thận…
Vì vậy khi mang thai các thai phụ nên thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe và theo dõi huyết áp của mình. Nếu có dấu hiệu bất thường hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.
Trong quá trình mang thai ai cũng muốn thai nhi có được sự phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, nếu như mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ thì khả năng thai nhi có thể bị sảy hay chết lưu là rất cao.
Để tránh tình trạng trên khi mang thai bạn cần kiểm tra sức khỏe theo định kỳ. Thực hiện các phương pháp xét nghiệm y học theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dễ gây nên tình trạng viêm thận và dẫn tới nhiễm trùng ối. Do thai phụ bị tiểu đường làm mất cân bằng lượng glucose. Vì những biến chứng nguy hiểm như vậy nên các thai phụ cần quan tâm đến sức khỏe của mình khi mang thai.
Ảnh hưởng đến thai nhi
Trong khi ở trong bụng mẹ thai nhi được nuôi dưỡng từ việc lấy các chất thông qua dây rốn. Vì vậy sức khỏe của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bào thai. Vậy mẹ bị bệnh đái tháo đường có ảnh hưởng tới con như thế nào?
- Thai tăng trưởng bất thường
Khi lượng glucose trong máu của mẹ tăng thai sẽ kéo theo lượng glucose thai nhi tăng cao. Điều này sẽ gây kích thích nhu cầu năng lượng của thai nhi gây nên tình trạng tăng cân quá tiêu chuẩn.
Cân nặng thai nhi quá lớn trong quá trình sinh dễ gây ra các biến chứng sản khoa. Mẹ bầu cần kiểm tra định kỳ để có phương pháp xử lý tốt nhất.
Suy hô hấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho trẻ. Để giảm tình trạng này người mẹ cần được khám thai định kỳ và thực hiện đầy đủ các lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng lớn đến cả mẹ và bé và mẹ bầu cần thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ và có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Khi sức khỏe của mẹ ổn định thì thai nhi mới phát triển tốt.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!