X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

Mất 6 phút để đọc
Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

Mang thai được cho là một trong những giai đoạn nhạy cảm nhất với người phụ nữ. Lúc này cơ thể sẽ có nhiều sự thay đổi bất thường. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các mẹ bầu thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đau dạ dày.

Tình trạng đau dạ dày khi mang thai thì còn có thêm nhiều triệu chứng đặc trưng khác như ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị, kém ăn, sút cân… Việc dùng thuốc để chữa đau dạ dày khi mang thai thường sẽ không được khuyến khích do nó tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ.

  • Nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai
  • Những cách chữa đau dạ dày cho bà bầu

Nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai

Mang thai được cho là một trong những giai đoạn nhạy cảm nhất với người phụ nữ. Lúc này cơ thể sẽ có nhiều sự thay đổi bất thường. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các mẹ bầu thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đau dạ dày. Một số nguyên nhân gây đau dạ dày phổ biến ở mẹ bầu có thể là:

dau-da-day-khi-mang-thai

  • Sự thay đổi nồng độ của các hormone trong cơ thể
  • Lo lắng, căng thẳng quá mức
  • Ăn uống thất thường, bỏ bữa
  • Thai phát triển gây sức ép cho dạ dày và cơ quan tiêu hóa
  • Thói quen ăn các thực phẩm có chứa nhiều acid.

Đau dạ dày khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý

Bổ sung đủ nước cho cơ thể

dau-da-day-khi-mang-thai

Nước giúp cơ thể luôn tràn đầy sức sống, duy trì cơ thể khỏe mạnh. Việc cung cấp đủ nước giúp thai phụ giảm bớt được một số triệu chứng khó chịu không mong muốn trong thai kỳ. Chẳng hạn như tình trạng ốm nghén, buồn nôn, ợ nóng và khó tiêu.

Mỗi ngày bạn cần cung cấp 2 – 2,5 lít nước cho cơ thể. Ngoài thức ăn, thì việc mẹ bầu bổ sung nước từ nước lọc, nước ép trái cây tươi, sinh tố hay trà thảo mộc đều được.

Duy trì chế độ ăn cho người đau dạ dày

Nên ưu tiên chế biến thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu vào những ngày bị đau dạ dày. Các món như canh, súp, cháo là rất lành mạnh và có thể giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

Không uống trà đặc hay cà phê, rượu bia nếu không muốn tình trạng đau dạ dày khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong ăn uống thường ngày, bà bầu nên chú ý ăn chậm, nhai kỹ, nuốt chậm để giúp làm giảm áp lực cho cơ quan tiêu hóa.

Không bỏ bữa, nhịn ăn, ăn quá muộn làm lệch khung giờ sinh hoạt của cơ thể.

Ngoài ra, bà bầu cần tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, trái cây giàu acid, gân, sụn.

Thói quen sinh hoạt lành mạnh, tránh căng thẳng

Việc kiểm soát tốt căng thẳng sẽ là một cách hữu hiệu giúp chữa đau dạ dày ở bà bầu. Có rất nhiều cách giúp bà bầu kiểm soát tốt hơn tâm lý căng thẳng, stress như:

dau-da-day-khi-mang-thai

  • Tập thể dục, yoga phù hợp với thai kỳ
  • Ngồi thiền
  • Dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi, không làm việc quá sức
  • Tránh suy nghĩ và các cảm xúc tiêu cực quá nhiều
  • Đi ngủ đúng giờ, đủ giấc
  • Nghe nhạc, đọc sách
  • Hít thở sâu
  • Thường xuyên gặp gỡ bạn bè
  • Chia sẻ, trò chuyện cùng chồng và người thân

Với trường hợp bà bầu bị stress quá nặng nề, các giải pháp trên không thể giúp kiểm soát tốt thì nên chủ động tìm gặp bác sĩ tâm lý để được giúp đỡ.

Biện pháp chữa đau dạ dày khi mang thai

Dùng trà gừng giúp giảm đau dạ dày

Mẹ bầu hãy chuẩn bị nửa củ gừng tươi đem rửa sạch, thái nhỏ. Thả vào trong khoảng 200ml nước sôi và hãm trong khoảng 15 phút. Có thể cho thêm 1 chút mật ong hay đường phèn để tăng hương vị. Nên uống trực tiếp khi trà còn ấm. Bà bầu cần kiên trì áp dụng đều đặn trong khoảng 15 – 30 ngày mới có thể phát huy tốt công dụng.

Uống mật ong chanh

Mật ong kết hợp với chanh cũng là một công thức giảm đau dạ dày được áp dụng rất phổ biến hiện nay. Mật ong là nguyên liệu có tác dụng làm dịu niêm mạc tổn thương và kháng khuẩn. Từ đó có thể thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Còn chanh thì lại có tác dụng loại bỏ các cảm giác buồn nôn hay khó chịu sau khi ăn.

dau-da-day-khi-mang-thai

Uống trà hoa cúc giúp giảm đau dạ dày khi mang thai

Trà hoa cúc chính là một trong những loại trà thảo mộc được đánh giá cao về lợi ích mang đến cho sức khỏe. Đây cũng là thức uống có thể giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày rất an toàn cho phụ nữ mang thai.

Dùng dầu dừa

Mẹ bầu dùng 1 thìa dầu dừa uống trực tiếp trước khi ăn khoảng 30 phút. Các acid béo từ dầu dừa sẽ có thể bao phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Đậu bắp chữa đau dạ dày

Với hàm lượng cao chất nhầy pectin, đậu bắp có công dụng làm dịu và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của các vi khuẩn gây hại. Đậu bắp có thể luộc lên chấm với nước tương, bà bầu nên ăn 1 tuần/ lần sẽ thấy hiệu quả.

Uống nghệ mật ong

Nghệ là gia vị thường dùng trong nhà bếp, nhưng cũng là một vị thuốc quý. Mật ong làm giảm tiết axid nên các triệu chứng đau rát mất đi. Chính vì thế, thai phụ và sản phụ đều có thể dùng nghệ và mật ong làm thuốc chữa đau dạ dày lâu dài vừa bổ dưỡng, an thần lại lành vết loét dạ dày.

Trên đây là những cách chữa đau dạ dày cho bà bầu hiệu quả, lại an toàn cho thai nhi mà mẹ bầu có thể áp dụng.  N ếu vẫn còn lo lắng cho tình trạng đau dạ dày của mình, mẹ bầu có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị nếu tình trạng chuyển nặng.

Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

DAVE

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị
Chia sẻ:
  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

  • Ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai là dấu hiệu gì? Như vậy có bình thường?

    Ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai là dấu hiệu gì? Như vậy có bình thường?

  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

  • Ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai là dấu hiệu gì? Như vậy có bình thường?

    Ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai là dấu hiệu gì? Như vậy có bình thường?

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it