Mít là món khoái khẩu của nhiều người, nhưng mẹ bầu có nên ăn mít không? Vì chúng ta vốn biết, mít là một loại quả nóng nên nhiều bà bầu nghĩ rằng ăn mít khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vậy thực hư việc này như thế nào?
Giá trị dinh dưỡng của quả mít
Mít có giá trị dinh dưỡng rất lớn. Cụ thể trong mỗi múi mít chín có protein 0,6-1,5% (tùy loại mít), glucid 11-14% (bao gồm nhiều đường đơn như fructose, glucose, cơ thể dễ hấp thụ), caroten, vitamin C, B2… Và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho…
Mít cũng nằm trong danh sách những loại trái cây có hàm lượng vitamin nhóm B khá cao. Bao gồm: vitamin B6, niacin, riboflavin, và axit folic.
Ngoài ra, hạt mít cũng mang lại giá trị dinh dưỡng khá lớn. Hạt mít có thể phơi khô làm lương thực dự trữ, chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng. Với nhiều dinh dưỡng như vậy, mẹ bầu có nên ăn mít không?
Ăn mít khi mang thai có an toàn?
Ăn mít khi mang thai được cho là an toàn, miễn là ăn với lượng vừa phải. Bạn không nên ăn quá nhiều mít vì nó sinh nhiệt, nóng.
1. Cải thiện khả năng miễn dịch
Mít chứa nhiều vitamin A, B, C giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh.
2. Cải thiện tiêu hóa
Mít chứa hàm lượng chất xơ cao, cung cấp khoảng 11 % tổng hàm lượng chất xơ cần thiết trong một ngày nhằm ngăn ngừa táo bón trong thời gian mang bầu hiệu quả. Chất xơ này có tác dụng loại bỏ màng nhày bám ở ruột nhờ vậy giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già. Táo bón là vấn đề tiêu hóa khá phổ biến trong thai kỳ. Mít giàu chất xơ, giúp giảm táo bón và cải thiện khả năng tiêu hóa.
3. Kiểm soát huyết áp
Mít chứa nhiều kali giúp hạ huyết áp, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
4. Kiểm soát điều tiết hormone
Mít có tác dụng giúp chị em kiểm soát điều tiết hormone trong thai kỳ. Nhờ nguồn dinh dưỡng có trong mít, bà bầu có thể hạn chế mức độ căng thẳng trong thời gian mang thai và cho con bú. Hơn nữa, ăn mít cũng góp phần tăng cường chức năng miễn dịch và bảo vệ bà bầu khỏi bệnh thông thường.
5. Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi mẹ bầu thường xuyên ăn mít sẽ ngăn ngừa được bệnh thiếu máu do thiếu sắt bởi mít là nguồn cung cấp sắt dồi dào. Mặc dù vậy, sắt từ mít sẽ khó hấp thu hơn nhiều so với sắt từ động vật.
6. Ngăn ngừa nguy cơ rối loạn tuyến giáp
Trong thời gian mang thai sự gia tăng hormone hCG sẽ ảnh hưởng tới hormone tuyến giáp trong máu, làm tăng nguy cơ rối loạn tuyến giáp. Nếu mẹ bầu không phát hiện kịp thời có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân và em bé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn mít thường xuyên góp phần duy trì những chức năng bình thường của tuyến giáp nhằm ngăn ngừa vấn đề về tuyến giáp ở phụ nữ.
4 tác hại khi bà bầu ăn quả mít không đúng cách
1. Dị ứng
Có một số trường hợp bị dị ứng với mít. Vì vậy nếu mẹ chưa bao giờ ăn mít, mang thai không phải là thời điểm thích hợp để thử nghiệm. Bởi vì mẹ không biết liệu mình có bị dị ứng với nó hay không. Nếu vẫn cố chấp ăn mít, có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí là sảy thai.
2. Đau bụng
Trong mít chứa hàm lượng chất xơ khá cao. Bà bầu ăn mít quá nhiều có thể dẫn đến chứng khó tiêu hoặc tiêu chảy tùy người. Bà bầu ăn mít quá nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến việc hấp thụ dinh dưỡng nuôi thai nhi bị ảnh hưởng.
3. Đông máu
Nếu mẹ có bất kỳ vấn đề gì về rối loạn đông máu. Cần tránh ăn quả mít tuyệt đối trong khi mang thai vì nó có thể làm tăng đông máu. Việc này rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, có thể làm tình trạng thêm nghiêm trọng và gây ra một số tác hại về sau.
4. Tăng lượng đường trong máu
Mít làm thay đổi tỷ lệ glucose cho những người mắc bệnh tiểu đường. Bởi vậy nếu mẹ bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh này thì không nên ăn mít khi mang thai.
Ngoài ra, bà bầu ăn mít quá nhiều có thể gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ đối với những mẹ có sức khỏe bình thường. Bởi lượng đường trong quả mít khá lớn. Mẹ nên có một chế độ ăn hợp lý để mang lại sức khỏe tốt nhất cho mình và cả thai nhi.
Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn mít
Mít thường không bào mòn hoặc hoặc làm nhiễm khuẩn đường tiêu hóa nên việc ăn mít trong thai kỳ không dẫn đến nhiều tác dụng phụ tiêu cực như chúng ta thường nghĩ. Tuy nhiên, mẹ bầu có nên ăn mít khi gặp phải một trong số những vấn đề dưới đây? Hãy nhớ rằng không nên sử dụng mít để đảm bảo cho sức khỏe của mình và thai nhi nhé:
- Nếu bị dị ứng với mít, tốt nhất nên hạn chế không sử dụng chúng trong các bữa ăn
- Nếu không bị dị ứng gì với loại trái cây này thì cũng cần phải tiêu thụ với số lượng vừa phải. Vì việc ăn quá nhiều mít có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày cũng như việc đi ngoài bởi hàm lượng chất xơ trong mít rất cao.
- Cẩn trọng nếu mẹ mắc chứng rối loạn máu.
- Mít thậm chí có thể làm thay đổi tỷ lệ đường đối với một thai phụ mắc bệnh tiểu đường. Nếu bị tiểu đường hoặc có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ thì bạn không nên ăn.
- Mẹ bầu cần loại bỏ hết phần mủ mít trước khi dùng nhé.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!