Đây là một loại trái cây được nhiều người yêu thích, đặc biệt là phụ nữ. Nho là loài cây thân leo thuộc chi Nho. Quả nho mọc thành chùm từ 6 đến 300 quả. Một quả nho thường to cỡ đầu ngón tay, có hạt hoặc không hạt. Nho xanh, nho đen, nho đỏ là những loại nho phổ biến. Ngoài ra, còn có nho trắng, nho vàng, nho tía, …
Loại quả này thường xuất hiện nhiều ở vùng có khí hậu ôn đới, là trái cây rất bổ dưỡng, mẹ có thể ăn với nhiều cách như sau:
- Ăn nho tươi
- Đông lạnh nho cho bữa xế giảm nhiệt
- Thêm nho cắt nhỏ vào món salad trộn hoặc rau trộn thịt gà
- Nho kết hợp với nhiều loại hoa quả tươi thành món trộn
- Làm sinh tố nho, nước ép nho
- Làm món khai vị hoặc tráng miệng bằng cách dùng nho và phô mai
Mặc dù nho có chứa đường, nhưng đường trong nho khá thấp và không làm tăng lượng đường trong máu. Để có nhiều lợi ích nhất, mẹ sau sinh hãy chọn nho đỏ hơn là nho trắng.
Bên cạnh nho tươi thì nho khô cũng có thể được dùng như một món ăn nhẹ cho mẹ sau sinh hoặc đồ ăn vặt. Bên cạnh đó nho khô cũng có thể dùng làm topping cho các món sữa chua hay ngũ cốc, bánh ngọt.
Ăn nho khô với lượng vừa phải sẽ có lợi cho sức khỏe vì hương vị thơm ngon, dễ ăn và có thể bổ sung vào các món ăn trong chế độ ăn uống.
Nho là trái cây rất bổ dưỡng (Nguồn ảnh: Unsplash)
Bạn có thể chưa biết:
Thành phần dinh dưỡng
Tuy hình dáng rất nhỏ nhưng quả nho chứa lượng dưỡng chất rất lớn.
Trong một 100g nho đỏ, có chứa:
- 93,6g nước
- 14Kcal năng lượng
- 0,4g protein
- 3,1g carbohydrate
- 2,4g chất xơ
- 40mg canxi
- 1,4mg sắt
- 15mg magie
- 0,07mg mangan
- 21mg phốt pho
- 120mg kali
- 11mg natri
- 0,17mg kẽm
- 60μg đồng
- 45mg vitamin C
- 0,05mg vitamin B1
- 0,04mg vitamin B2
- 0,3mg vitamin PP
Sau sinh ăn nho được không?
Tác dụng của nho ngọt đến mẹ và bé
Cung cấp nước và bổ máu
Nho chứa hàm lượng sắt cao. Ăn nho mỗi ngày sẽ giúp mẹ bổ sung được một hàm lượng sắt cho cơ thể, phòng ngừa thiếu máu, hồi phục sớm sau sinh.
Khi ở cữ, việc không ăn hoa quả sẽ khiến sản phụ thiếu chất và hụt vitamin, ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Với đặc trưng là loại trái cây mọng nước, nho trực tiếp cung cấp nước cho cơ thể và bổ máu, tăng khả năng tiết sữa của mẹ.
Thiếu chất xơ trong hoa quả cũng cản trở khả năng làm việc của hệ tiêu hóa và đường ruột. Lượng chất xơ không hòa tan trong nho cũng giúp hình thành và bài tiết phân. Mẹ sẽ đi đại tiện dễ dàng hơn, tránh táo bón nếu ăn no thường xuyên.
Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của bé còn yếu. Mẹ chỉ nên ăn nho ngọt đậm, tránh vị chua.
Tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ
Kali và natri trong nước ép nho rất tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ thông quan đường sữa của mẹ. Quả nho còn chứa nhiều hợp chất dinh dưỡng và chất khoáng như canxi, sắt, photpho… có lợi cho sự phát triển xương.
Ăn nho tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ (Nguồn ảnh: Unsplash)
Tránh các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
So với nước ép táo, cam, bưởi, nước ép nho cho khả năng chống oxy hóa mạnh hơn. Vỏ nho có chứa một hợp chất không bị dịch tiêu hóa phá hủy vượt trội hơn cả vitamin C và vitamin E: flavonoid. Hợp chất này có thể tương tác trên khắp các cơ quan bộ phận trên cơ thể. Ngoài ra, resveratrol trong vỏ có tác dụng chống oxy hóa gấp 7 lần so với vitamin E.
Ăn nho giúp mẹ và bé phòng ngừa sự tăng trưởng của các tế bào ung thư phổi, tuyến tiền liệt và đại tràng. Từ đó, hạn chế các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bạn có thể chưa biết:
Sau sinh mổ ăn ngô luộc được không? Ngô luộc có công dụng gì?
Cải thiện chứng mất ngủ, tim đập nhanh, da sạm
Sinh con là một hành trình đầy gian nan. Hậu quả để lại là những thay đổi trên cơ thể mẹ như: mất ngủ, tim đập nhanh, da sạm, tê tay chân, … Với hàm lượng lớn vitamin C và các chất chống oxy hóa, nho sẽ tăng độ đàn hồi cho da, giúp da giảm nếp nhăn và trẻ lâu hơn. Những dưỡng chất này giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, làm giãn nở mạch máu cho quá trình tuần hoàn máu tốt hơn.
1 ly nước ép nho chín vào mỗi sáng sẽ cải thiện tình trạng đau nửa đầu, giúp căng bóng da và giảm cân. Mẹ sẽ dễ ngủ hơn, giảm chóng mặt rõ rệt, sức khỏe hồi phục nhanh chóng.
Sinh mổ ăn nho được không? Hoàn toàn được mẹ nhé!
1 ly nước ép nho chín vào mỗi sáng sẽ cải thiện tình trạng đau nửa đầu, giúp căng bóng da và giảm cân. (Nguồn ảnh: Unsplash)
Tăng cường đề kháng cho cơ thể
Vitamin C, B1, B2, canxi, sắt, phốt pho,… là chìa khóa giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Những lưu ý cho mẹ sau sinh khi ăn nho
- Mẹ sinh mổ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn nho. Tính axit trong nho có thể làm chậm quá trình hồi phục vết thương ở các mũi khâu.
- Nên chọn nho ngọt để không ảnh hưởng đến dạ dày của bé.
- Tránh ăn nho cùng các thực phẩm như cá, bia, sữa, dưa chuột, .. để tránh đầy bụng, khó tiêu.
- Những mẹ bị tiểu đường hoặc béo phì hay viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn nho.
- Nên nhai kỹ trong miệng làm ấm nho rồi mới nuốt, hạn chế ăn lạnh vào người, nhất là với mẹ mới sinh xong, theo Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TPHCM
Chắc mẹ đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: bà đẻ ăn nho có tốt không. Nho là một loại trái cây giàu dưỡng chất. Tuy nhiên, mẹ nên cân nhắc trước khi ăn để nho có thể phát huy hiệu quả tốt nhất nhé! Chúc mẹ khỏe bé ngoan.
Nguồn thông tin: Ăn uống đúng cách cho phụ nữ sau sinh – VnExpress
Xem thêm: