Thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa không nhất thiết chỉ toàn là chân giò hầm đu đủ. Mẹ nên chú ý uống nhiều nước và có chế độ ăn cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng để tạo nguồn sữa tốt nhất cho con. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Một số chú ý về việc các món ăn sau sinh cho mẹ
- Thực đơn ở cữ sau sinh
- Lưu ý về chế độ ăn uống cho mẹ sau sinh
Một số chú ý về việc các món ăn sau sinh cho mẹ
1. Chân giò và sữa
- Không phải ăn nhiều chân giò để tạo nhiều sữa mà các mẹ cần phải ăn thịt nạc. Ăn nhiều thịt, cá và ít chất đường bột thì sẽ không gây tăng cân béo phì cho người mẹ.
- Ngược lại thịt nạc chứa nhiều chất đạm, giúp cho bé cứng cáp và chắc bắp thịt mà không bị béo tròn, phúng phính vì ăn nhiều chất béo
Có thể bạn chưa biết:
Cách chọn thực phẩm và món ăn cho bà đẻ sau sinh
Các món ăn giúp mẹ có nhiều sữa cho bé yêu
Thực đơn ở cữ sau sinh cho mẹ nhiều sữa với đu đủ hầm chân giò
2. Rau xanh và trái cây
Theo Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TPHCM, mẹ sau sinh nên chú ý ăn các loại rau có lá màu xanh đậm, củ quả có màu cam và đỏ như rau ngót, rau dền, mồng tơi, bí đỏ, cà rốt, khoai lang nghệ. Các loại rau củ này cung cấp vitamin và chất xơ giúp mẹ không bị táo bón sau sinh, còn cung cấp betacaroten rất tốt cho cơ thể.
Trái cây nên ăn trong giai đoạn này càng đa dạng càng tốt, để bổ sung nguồn vitamin C, các chất khoáng, hoạt chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mẹ hãy ăn nho, cam, táo, chuối, đu đủ, lê, bơ, mít, vải… Khi ăn, mẹ nhớ rửa kỹ, cắt nhỏ, nhai kỹ (để làm ấm trong miệng) trước khi nuốt.
3. Nước
- Các mẹ nên chú ý uống nhiều nước, hạn chế các món ăn ngọt. Một số thực phẩm như mè đen và đậu các loại cũng cho nhiều sữa vì các món này mang nhiều chất đạm tuơng tự như thịt , cá…
Dưới đây là những gợi ý về 7 thực đơn ở cữ sau sinh cho mẹ nhiều sữa và lấy lại vóc dáng nhanh mà các mẹ nên tham khảo.
Thực đơn ở cữ sau sinh
Thực đơn ở cữ cho mẹ số 1
- Canh gà ngải cứu
- Thịt bò hầm củ sen
- Súp lơ luộc
- Đu đủ chín tráng miệng
Thực đơn ở cữ sau sinh cho mẹ nhiều sữa với canh củ sen
Thực đơn 2
- Canh rau ngót thịt băm
- Gà kho nghệ
- Sung muối
- Sữa đậu nành
Thực đơn ở cữ sau sinh cho mẹ nhiều sữa nên sử dụng nghệ khi chế biến
Thực đơn 3
- Đu đủ hầm móng giò
- Canh rau đay nấu tôm khô
- Trứng luộc
- Chuối
Thực đơn ở cữ sau sinh cho mẹ
Khám phá thêm:
Nguyên nhân mẹ sau sinh chán ăn buồn nôn và cách khắc phục
10 món ăn dành cho bà đẻ thơm ngon và giàu dinh dưỡng
Thực đơn 4
- Canh bầu nấu tôm
- Tim lợn hầm nghệ
- Rau mồng tơi luộc
- Sữa nóng
Thực đơn 5
- Canh bí đỏ nấu sườn
- Cá chép hấp lá sen
- Rau cải luộc
- Nước quýt ngọt
Thực đơn ở cữ sau sinh cho mẹ
Thực đơn 6
- Canh hạt sen thịt viên
- Thịt lợn hầm ngải cứu
- Bầu luộc
- Sữa chua
Thực đơn ở cữ sau sinh cho mẹ nhiều sữa
Hạt sen rất tốt cho mẹ sau sinh
Thực đơn 7
- Canh khoai tây hầm xương
- Tôm rim xì dầu
- Rau lang luộc
- Táo
Thực đơn ở cữ sau sinh cho mẹ
Tôm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho sữa mẹ
Lưu ý về chế độ ăn uống cho mẹ sau sinh
Mẹ sinh mổ cần chú ý gì về dinh dưỡng sau sinh?
Ăn chay 6 tiếng sau khi sinh: Khi sinh mổ, hoạt động đường ruột giảm rất nhiều nên mẹ không nên ăn quá nhiều hay ăn những đồ ăn khó tiêu. Điều này có thể gây đầy hơi, chướng bụng ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của mẹ.
Sau 6 tiếng sau sinh: Sau sinh 6 tiếng, các bà mẹ có thể ăn bình thường các món ăn trong thực đơn cho mẹ sau sinh mổ. Tuy nhiên, mẹ hãy chú ý không nên ăn quá nhiều và vội vàng. Cần ăn nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất và phù hợp giúp mẹ phục hồi sức khỏe nhanh chóng và có nhiều sữa cho con.
Sau khi sinh, bạn không nên kiêng khem khắt khe mà ngược lại, cần ăn uống đầy đủ, đa dạng để cơ thể được cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất.
Thực đơn ở cữ cho mẹ sinh thường thì sao? Khác với mẹ sinh mổ, mẹ sinh thường không cần kiêng khem quá nhiều trong dinh dưỡng. Tuy nhiên mẹ cũng cần bổ sung trọn vẹn 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản là chất đạm, tinh bột và đường, chất béo và chất xơ.
Mẹ hãy tuyệt đối tránh sử dụng các thực phẩm có thể gây mất sữa như lá lốt, măng tre, ngọn bí đỏ, dâu ta, các loại thức ăn tái, sống, đồ hộp, đồ muối chua và thức ăn nhanh.
Bà đẻ nên chú ý uống nhiều nước và ăn các món canh, súp để cung cấp lượng nước dồi dào cho cơ thể.
Sinh nở khiến bạn mất một lượng máu lớn, dẫn đến hiện tượng thiếu máu, thiếu sắt. Vì vậy, cần bổ sung sắt trong chế độ ăn hàng ngày.
- Sắt có nguồn gốc động vật: có trong các loại thực phẩm như gan, thịt bò, thịt gà, hải sản có vỏ cứng, trứng…
- Sắt có nguồn gốc thực vật: từ đậu phụ, các loại đậu, rau sẫm màu (cải bó xôi, bông cải xanh, rau cải ngọt…)
Khi cho con bú, các loại thực phẩm bạn ăn có thể truyền qua nguồn sữa cho bé. Vì vậy hãy cẩn thận với các loại thực phẩm như:
- Rượu bia: hệ tiêu hóa và hệ thần kinh của bé còn rất non nớt, cần được bảo vệ khỏi bất kỳ lượng rượu bia nào dù nhỏ.
- Trà, cà phê: không nên uống quá nhiều loại thức uống này khi đang cho con bú, bởi chúng chứa chất kích thích có thể khiến bé bứt rứt, khó chịu, không ngủ được.
- Cá chứa thủy ngân: thủy ngân trong sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của bé, vì vậy nên hạn chế ăn những loại cá chứa nhiều thủy ngân khi lên thực đơn cho phụ nữ sau sinh như cá ngừ, cá kiếm, cá mập.
- Bạn cần theo dõi phản ứng của bé sau khi bạn ăn một loại thực phẩm nào đó, bởi có thể chúng khiến bé bị dị ứng với những biểu hiện như:
- Không bú tốt, không tăng cân đều
- Tiêu chảy, khó tiêu
- Nổi mẩn đỏ (quanh miệng, ở má, nếp gấp tay hay chân…)
- Sưng mắt, môi hay mặt
- Chảy nước mũi
- Nôn trớ
Mỗi bé có thể nhạy cảm với những loại thực phẩm khác nhau. Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng gồm: thịt bò, sữa bò, trứng, các loại động vật vỏ cứng như sò, tôm, cua,…
Nguồn thông tin: Ăn uống đúng cách cho phụ nữ sau sinh – VnExpress
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!