Sau sinh ăn mì tôm được không? Chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ không nên ăn mì tôm trong thời kỳ mang thai và cho con bú vì loại thực phẩm này không những không có giá trị dinh dưỡng mà ngược lại còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nội dung bài viết:
- Giá trị dinh dưỡng của mì tôm
- Sau sinh ăn mì tôm được không?
- Những lưu ý khi ăn mì tôm
- Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
Giá trị dinh dưỡng của mì tôm
Trước khi tìm hiểu về vấn đề “Sau sinh ăn mì tôm được không?” thì chúng ta nên biết về thành phần dinh dưỡng trong loại thức ăn rẻ mà dễ ăn này.
Theo PGS.TS Lê Bạch Mai- Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia – cho biết, mì ăn liền cung cấp cho cơ thể năng lượng, chất bột đường, protein, chất béo. Hàm lượng của các thành phần dinh dưỡng này đều thể hiện rõ trên bao bì của sản phẩm.
Mì tôm không có nhiều giá trị dinh dưỡng (Nguồn ảnh: istockphoto)
Một số sản phẩm mì ăn liền còn có thêm nguyên liệu khác nữa như trứng, tôm, thịt gà, thịt heo… Trung bình một gói mì ăn liền (70-80g) sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 320-350 kcal. Các chất dinh dưỡng từ mì ăn liền chắc chắn là góp phần vào việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Nguyên tắc đầu tiên của dinh dưỡng hợp lý là đa dạng hóa bữa ăn (có sự kết hợp của nhiều loại thực phẩm trong 1 bữa ăn). Ngay cả một thực phẩm dù rất giàu dinh dưỡng mà sử dụng quá mức, không đúng cách cũng gây những ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe. Vậy bà đẻ ăn mì tôm được không?
Bạn có thể chưa biết:
Sau sinh ăn măng được không? Có phải ăn măng sau sinh sẽ bị mất sữa?
Sau sinh ăn mì tôm được không?
Trên thực tế, hiện chưa có một nghiên cứu nào khẳng định việc thai phụ sau sinh hay cho con bú ăn mì tôm được không. Nhưng nhìn chung, từ xưa, ông bà cha mẹ ta đã khuyên là không nên khi mẹ bỉm sữa tò mò “Bà đẻ ăn mì tôm được không?”.
Mẹ sau sinh không nên ăn mì tôm (Nguồn ảnh: istockphoto)
Nguyên nhân không nên cho mẹ sau sinh và cho con bú ăn mì tôm được lý giải như sau:
- Mì tôm chứa nhiều chất phụ gia nên nếu mẹ sau sinh ăn sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con bú
- Trong thành phần của mì tôm chủ yếu là lúa mạch nên rất có thể gây ra tình trạng mất sữa nếu ăn mì tôm sau khi sinh không kiểm soát
- Mì tôm thường được ướp rất nhiều muối, ăn nhiều sẽ ảnh hưởng và gây hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận
- Về cơ bản, mì tôm là thức ăn nhanh chiên nhiều dầu mỡ nên có tính nóng dễ gây mụn hay khó tiêu, táo bón, ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ và bé
- Dung nạp quá nhiều chất chống ô xy hóa trong mì tôm sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa. Vì thế, ngay cả chị em phụ nữ đang không mang thai hay nuôi con cũng nên hạn chế ăn nhiều
- Nhiều chất béo transfat và chất béo bão hòa và chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với mẹ bầu có tiền sử bệnh tim mạch
Những lưu ý gì khi sau sinh ăn mì tôm?
Vì đây là một loại thức ăn nhanh, không tốt cho sức khoẻ nên chỉ nên dùng ở mức độ cho phép và tránh lạm dụng, đặc biệt là thai phụ sau sinh đang quan tâm đến vấn đề cho con bú ăn mì tôm được không. Nếu quá thèm, mẹ nên để ý những điều sau:
- Chỉ nên ăn tối đa 1-2 lần/tuần, tốt nhất thỉnh thoảng có thể ăn để giải toả cơn thèm. Không sử dụng mì tôm ăn thay thế hoàn toàn cho bữa ăn chính
- Để hạn chế những tác hại khi ăn mì tôm, nên mì với nước sôi một lần rồi đổ nước đó đi. Sau đó, nấu gói mì với nước sôi lần thứ hai rồi mới ăn. Cách này giúp giảm bớt những chất bảo quản còn tồn trong sợi mì (mặc dù những chất bảo quản này hoàn toàn an toàn và được phép sử dụng). Nếu có thể, nên nấu mì cùng với rau xanh, ít thịt để bổ sung thêm dinh dưỡng
- Hiểu rõ về thành phần mì tôm, mua sản phẩm chất lượng, chính hãng, nguồn gốc rõ ràng
- Nếu được hãy loại bỏ những gói gia vị đi kèm và tự nêm nếm
Nên bổ sung thêm rau củ, thịt, tôm vào bát mì (Nguồn ảnh: istockphoto)
Bạn có thể chưa biết:
Sau sinh ăn miến được không và những kiêng kỵ để mẹ không bị mất sữa
Chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh và cho con bú cần để ý gì?
Cân bằng, phối hợp giữa nhiều thực phẩm lành mạnh khác nhau như:
- Tinh bột: như cơm, phở, mì, bánh mì, khoai tây…
- Các sản phẩm từ sữa: như sữa chua, sữa tươi
- Chất béo lành mạnh cho cơ thể từ dầu cá, các loại hạt, các loại cá vùng biển lạnh như cá hồi
- Protein động vật (thịt, cá, trứng, sữa…) và thực vật (các loại đậu, mè, ngũ cốc…)
- Rau củ và trái cây để được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết, đồng thời đủ chất xơ để tránh táo bón
- Uống đủ nước, trung bình khoảng 2,0 – 2,5 lít nước/ngày
Thực phẩm mẹ cần tránh
Tiến sĩ Tạ Thị Tuyết Mai – Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhân dân Gia định khuyên mẹ, cần tránh những thực phẩm sau để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả mẹ và bé:
- Đồ uống có cồn như rượu, bia…
- Đồ uống có caffein
- Nước ngọt, đồ uống có gas
- Bánh kẹo các loại
- Đồ ăn quá cay, quá chua
- Thực phẩm nhiều muối, đường, thực phẩm chế biến sẵn
- Đồ ăn nhanh nghèo dinh dưỡng
- Thực phẩm tái, chưa chế biến chín kỹ…
- Thực phẩm gây mất sữa như lá lốt, mướp đắng, bắp cải…
Chế độ dinh dưỡng sau sinh cũng quan trọng không kém trong thời kỳ mang thai, đặc biệt khi nuôi con bằng sữa mẹ. Vì những gì mẹ đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dòng sữa ngọt ngào. Hãy ăn lành mạnh, cân bằng và trong niềm vui để mẹ và con đều khoẻ nhé.
Nguồn tham khảo: Ăn uống đúng cách cho sản phụ – vnexpress
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!