Sau sinh bao lâu thì được ăn đồ chua? Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng ngoài 3 tháng mẹ có thể ăn chua với lượng vừa phải.
Nội dung bài viết gồm:
- Đồ chua là gì?
- Nguyên nhân vì sao bà đẻ nên kiêng đồ chua?
- Sau sinh bao lâu thì được ăn đồ chua?
- Nguyên tắc ăn uống lành mạnh cho phụ nữ sau sinh
Đồ chua là gì?
Đồ chua thông thường sẽ được chia thành ba loại:
- Thực phẩm chua tự nhiên như: chanh, cam, khế, xoài, cóc…
- Thực phẩm do lên men như rau cải muối, cà muối, cải bắp muối…
- Đồ chua ngâm với đường, muối, ớt như xoài, cóc, mơ…
Thực phẩm chua rất vừa miệng, dễ ăn và cung cấp khá nhiều chất dinh dưỡng, nhất là vitamin. Người bình thường ăn thì sẽ rất tốt vừa bổ sung chất vừa chống lại một số bệnh. Tuy nhiên đối với phụ nữ sau sinh nên kiêng đồ chua. Tại sao vậy?
Mẹ cho con bú có nên ăn đồ chua
Nội dung liên quan
Thực phẩm tốt nhất cho mẹ khi cho con bú
Đang cho con bú ăn sầu riêng được không? Những loại quả nên tránh khi cho con bú
Nguyên nhân vì sao bà đẻ nên kiêng đồ chua?
Đồ chua là những thực phẩm chứa nhiều axit. Mẹ sau sinh ăn đồ chua xảy ra những vấn đề sau:
- Ăn đồ chua ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa bởi sau sinh hệ tiêu hóa của mẹ còn yếu, chưa phục hồi hoàn toàn. Mẹ sẽ bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài, tiêu chảy từ đó ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ.
- Đồ chua ảnh hưởng đến men răng của mẹ, gây ê buốt, nhức chân răng
- Ăn nhiều đồ chua khiến nồng độ axit trong cơ thể cao, làm hoạt động của hệ miễn dịch suy yếu, giảm sức đề kháng, dễ bị vi khuẩn tấn công.
- Mẹ sau sinh ăn chua có thể làm mất cân bằng độ pH, điều này gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ.
- Trong một số trường hợp, khi ăn đồ chua, cơ thể mẹ sẽ phản ứng, gây ra một số tình trạng: buồn nôn, mất cảm giác tập trung, khó tiêu, xót ruột…
- Ngoài ra, ảnh hưởng của thực phẩm chua còn kéo dài về sau với sự suy yếu của thận, răng, hệ tiêu hóa khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn.
Thực phẩm chua tự nhiên
Mẹ đang cho con bú cần kiêng gì? Các loại thực phẩm chua tự nhiên (ví dụ: chanh, khế, xoài chua, cóc…) có chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe người bình thường. Tuy nhiên, đối với các mẹ sau sinh thì hoàn toàn ngược lại, chị em sau sinh không nên ăn đồ chua vì trong những loại quả chua này có chứa rất nhiều axit (ví dụ như trong 100g khế chứa khoảng 125mg axit hữu cơ) không tốt cho dạ dày của mẹ.
Bởi vì sau khi sinh, hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động kém hơn lúc trước rất nhiều, cho nên ăn đồ chua có thể làm cho dịch dạ dày tiết ra khiến các mẹ buồn nôn. Đặc biệt, đối với các mẹ đã gặp vấn đề về dạ dày thì tuyệt đối không được ăn đồ chua khi đang ở cữ vì điều đó có thể làm dạ dày của mẹ co bóp mạnh, nặng hơn sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày rất nguy hiểm. Nghiêm trọng hơn là ăn quá nhiều loại quả chua mà khẩu phần ăn hàng ngày lại không hợp lý rất dễ khiến các mẹ bị thiếu máu.
Các loại quả chua đồ chua ngâm
Các loại quả chua đồ chua ngâm (xoài, cóc chua… trộn cùng muối ớt hoặc ngâm với đường) luôn là một trong những món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đây không phải là nhóm thức ăn bổ dưỡng cho mẹ và bé sau sinh. Vì những món này có thể làm mất cân bằng độ pH trong dạ dày, không tốt cho sữa mẹ nuôi con hoặc có thể gây ra sự mất tập trung, khó tiêu hay xót ruột cho các mẹ.
Chưa kể ăn các loại quả chua dầm không đảm bảo vệ sinh còn có thể gây tiêu chảy cho các mẹ và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của bé khi trẻ bú sữa mẹ. Ngoài ra, ảnh hưởng của thực phẩm chua còn kéo dài về sau khi nó khiến thận, răng, hệ tiêu hóa của mẹ bị suy yếu và việc ăn uống lúc đó sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó mẹ không nên ăn quả đồ ngâm chua là câu trả lời cho câu hỏi cho con bú có nên ăn đồ chua.
Thực phẩm muối chua
Mẹ cho con bú nên ăn gì và kiêng gì? Cho con bú có được ăn đồ chua không? Thực phẩm muối chua bao gồm các loại rau củ lên men chua như dưa muối, cải muối, hành muối… cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ đang ở cữ không nên dùng. Tuy thực phẩm muối chua cũng cung cấp một số vi khuẩn có lợi cho đường ruột, nhưng chúng lại không chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ.
Đặc biệt, trong thời đại hiện nay các loại thực phẩm muối chua đang được các chuyên gia cảnh báo rằng có thể gây ung thư cho người ăn nên các mẹ sau sinh càng phải kiêng cữ và tránh xa loại thực phẩm này khi đang nuôi con bằng sữa mẹ. Hơn nữa, nếu ăn phải đồ muối quá lâu hoặc ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh thì điều đó sẽ cản trở quá trình hấp thụ, trao đổi chất dinh dưỡng của các mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.
Mẹ có quan tâm
Ở cữ ăn sáng gì và những lưu ý về bữa sáng dinh dưỡng cho mẹ mới sinh
Mẹ sau sinh mổ có được ăn củ cải trắng không?
Sau sinh bao lâu thì được ăn đồ chua?
Chị em sau sinh bao lâu mới được ăn đồ chua? Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng ngoài 3 tháng mẹ có thể ăn chua với lượng vừa phải. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý phân chia thực phẩm chua thành 3 loại theo các mốc thời gian kiêng cữ sau:
Các loại rau củ lên men chua như dưa muối, cải muối, hành muối… được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các mẹ không nên ăn sau khi sinh để đảm bảo sức khỏe và chất lượng sữa cho bé. Tuy cũng cung cấp một số vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Nhưng nếu ăn phải đồ muối quá lâu hoặc không đảm bảo vệ sinh sẽ cản trở quá trình hấp thụ, trao đổi các chất dinh dưỡng, không tốt cho thận của các mẹ sau sinh.
Mẹ có thể ăn xen kẽ trong tuần ngay sau khi sinh con đối với một số món chua nhẹ, phù hợp với cơ thể mẹ sau sinh như cam, quýt, bưởi… Nhưng chỉ nên ăn với số lượng vừa đủ, từ 1 đến 2 quả cam một ngày và 1 đến 3 lần/tuần. Chúng chứa rất nhiều vitamin C có lợi cho sức đề kháng của mẹ.
Những đồ chua gắt hơn như chanh, nhót, me, sấu… nên kiêng đến khi em bé được 6 tháng. Sau đó bắt đầu ăn trở lại một cách từ từ.
Nguyên tắc ăn uống lành mạnh cho phụ nữ sau sinh
Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia), bảng nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng về năng lượng hàng ngày cho phụ nữ sau sinh cho con bú cho biết mẹ sau sinh cần nạp 2.550 Kcal/ngày, bữa ăn đạt đủ năng lượng cần thiết sẽ đảm bảo lượng sữa được tiết đủ cho bé bú.
Hàng ngày phụ nữ sau sinh cho con bú cần bổ sung lượng thực phẩm bao gồm: ngũ cốc 450 – 500g, trứng 40-50 g, đậu và chế phẩm từ đậu 50 – 100g, cá và thịt từ 80-100g, rau từ 300-400 g, hoa quả từ 100-200g, dầu mỡ 20g.
Bữa ăn của mẹ nên chia thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Lượng nước cần thiết là 2,0 – 2,5 lít/ngày (8 – 10 cốc) để lượng sữa tiết ra nhiều hơn.
- Nên có thực đơn đa dạng, nhiều loại thức ăn thay đổi để đỡ ngán và đa dạng hóa vitamin, dưỡng chất cung cấp cho cơ thể
- Bổ sung thêm trái cây, rau củ, ngũ cốc vào thực đơn hằng ngày. Chất xơ trong rau củ giúp ngăn ngừa táo bón, đồng thời các loại rau củ quả còn góp phần cải thiện làn da cho mẹ
- Uống thêm nước, nhất là khi cho con bú. Có thể cung cấp nước cho cơ thể từ nước lọc, nước ép hoa quả, sữa, sữa hạt, canh…
- Thực phẩm giàu protein như sữa, thịt, cá… rất quan trọng để giúp cơ thể phục hồi sau khi sinh con
- Hạn chế đồ ăn vặt nhiều muối, đường nhưng nghèo dinh dưỡng, thay vào đó hay ăn các loại quả hạch, ngũ cốc, hoa quả…
- Có thể bổ sung vitamin tổng hợp cho cơ thể.
Như vậy, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé thì câu trả lời cho câu hỏi đẻ xong bao lâu được ăn đồ chua là ngoài 3 tháng sau sinh mẹ mới nên ăn. Vì khi đó sức khỏe của mẹ đã phục hồi ổn định hơn nên có thể sử dụng đồ chua bình thường.
Nguồn thông tin: Chuyên gia Viện dinh dưỡng tư vấn phụ nữ sau sinh nên ăn gì tốt nhất – Eva
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!