Mẹ có biết sau sinh bao lâu có thể tắm gội? Sinh nở được ví như một chuyến đi biển vất vả và người phụ nữ sẽ phải mất rất nhiều sức lực, mồ hồi, máu và cả nước mắt. Chính vì vậy, sau sinh việc đầu tiên chắc chắn nhiều mẹ muốn làm đó là tắm gội để cơ thể được thư thái, thoái mái nhất.
Tuy nhiên, tắm gội sau sinh không phải là việc bạn có thể dễ dàng quyết định mà còn phụ thuộc vào sức khỏe của bản thân. Trong khi những bà mẹ sinh thường có thể tắm sớm sau sinh thì người sinh mổ phải đặc biệt lưu ý đến vết mổ đẻ để tránh bị nhiễm trùng và lâu lành vết thương.
Dưới đây là tất cả những lưu ý khi sản phụ tắm gội sau sinh để đảm bảo an toàn và nhanh phục hồi sức khỏe.
Sau sinh bao lâu có thể tắm gội?
Nếu như ngày xưa các bà, các mẹ thường kiêng tắm gội cho đến 2 tuần, 3 tuần, thậm chí 1 tháng sau sinh thì ngày này các chuyên gia khoa sản đã khẳng định điều này là phản khoa học. Theo đó, các bác sĩ luôn khuyên mẹ nên tắm gội sau sinh sớm, khi cảm thấy cơ thể đã phục hồi sức khỏe để giảm đau nhức cơ bắp sau ca sinh nở. Việc tắm rửa cũng giúp vùng kín được sạch sẽ, giảm nguy cơ viêm nhiễm và giúp bà mẹ cảm thấy thoải mái, thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn.
Dù vậy mẹ cần đặc biệt lưu ý đến việc vệ sinh tầng sinh môn hoặc vết mổ sau ca sinh nở. Thông thường, với mẹ đẻ thường có thể tắm gội sau sinh 1-2 ngày, còn với trường hợp đẻ mổ thì nên kiêng tắm sau sinh 2-3 ngày.
Làm thể nào để tắm gội an toàn sau sinh?
Nếu mẹ sinh thường, việc tắm bồn sau sinh thường không được khuyến khích vì có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín. Mẹ nên chọn tắm vòi hoa sen, xả trực tiếp nước sạch lên người và vệ sinh vùng kín sẽ an toàn hơn.
Với mẹ sinh mổ, cần lưu ý băng vết thương kín để tránh tiếp xúc với nước sẽ giảm nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ và giúp vết mổ đẻ nhanh lành hơn.
Nên tắm bồn hay tắm vòi hoa sen khi mới sinh xong?
Mặc dù tắm bồn sẽ giúp mẹ có cảm giác được thư giãn và thoải mái hơn sau ca vượt cạn vất vả nhưng nếu bạn có vết rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ đẻ thì cách tắm này không thực sự an toàn.
Cách tắm an toàn nhất là mẹ nên dùng vòi hoa sen ở chế độ nước nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể không hề bị đau nhức và giảm nguy cơ bị viêm nhiễm một cách tối đa.
Những lưu ý khi tắm gội sau sinh
- Thay băng vệ sinh ngay sau tắm để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Chuẩn bị sẵn bọc nước đá hoặc khăn ấm để chườm lạnh hoặc nóng vào nơi vết thương bị sưng tấy do quá trình vượt cạn gây ra.
- Tuyệt đối không được thụt rửa nước vệ sinh vùng kín hoặc bất cứ loại nước nào vào sâu bên trong âm đạo.
Cách vệ sinh vùng kín sau sinh không gây nhiễm trùng
Sau khi sinh, tử cung của mẹ sẽ tiếp tục co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài. Sản dịch chính là tổ hợp của màng rau, dịch và niêm mạc của cổ tử cung và âm đạo bong ra. Bản chất của sản dịch chính là protein, được phân huỷ và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong đường sinh dục của người phụ nữ phát triển. Những vi khuẩn này hoàn toàn có thể xâm nhập vào cơ thể mẹ sau sinh.
Đồng thời, cơ quan sinh dục nữ luôn luôn có vi khuẩn ẩn nấp. Vậy nên việc vệ sinh vùng kín sau sinh hết sức quan trọng và cần thiết.
Cụ thể, ít nhất 3 lần là sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ, mẹ bỉm cần vệ sinh vùng kín của mình cẩn thận. Nếu sản dịch ra nhiều nên vệ sinh nhiều lần hơn. Các dụng cụ vệ sinh phải sạch, mẹ nên dùng nước sôi để nguội hoặc nước ấm để vệ sinh vùng kín.
Việc dùng dung dịch sát khuẩn không bắt buộc nhưng nước vệ sinh phải là nước sạch. Không nên dùng nước muối loãng để vệ sinh. Tính chất của tinh thể muối là sẽ hút nước và làm vùng sinh dục ngoài của người phụ nữ luôn bị ẩm ướt, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển.
Mẹ đã biết được sau sinh bao lâu có thể tắm gội. Hãy chú ý giữ gìn cơ thể thật khỏe mạnh sau cơn vượt cạn để mau hồi phục cả về thể chất lẫn tinh thần mẹ nhé!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!