Bầu 3 tháng đầu có nên đi lại nhiều không? Mẹ bầu không nên đi bộ quá nhiều khi mang thai 3 tháng đầu bởi sự hoạt động quá sức có thể khiến cho mẹ bầu bị mất sức, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vấn đề đi máy bay trong 3 tháng đầu thì cần xem xét nhiều yếu tố. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết bầu 3 tháng đầu có nên đi lại nhiều không:
- Nếu xét cụm từ ” Đi lại ” trên phương diện là các hoạt động đi bộ, thể dục thể thao
- Nếu xét “Đi lại” theo phương diện đi du lịch, đi xa bằng ô tô hay máy bay
- Còn với những mẹ bầu thường xuyên di chuyển bằng xe máy như đi làm đi chơi
Nếu xét cụm từ ” Đi lại ” trên phương diện là các hoạt động đi bộ, thể dục thể thao:
Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, việc tập luyện thể dục thể thao trong những tháng thai kỳ là nên làm và cần thiết. Việc duy trì một chế độ tập luyện liên tục sẽ khiến cho mẹ bầu tăng cường sức khỏe và hạn chế những biến chứng khi mang thai có thể xảy ra.
Những mẹ bầu thường xuyên vận động khi mang thai được cho rằng có thể vượt cạn một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn những mẹ bầu mà ít tập thể dục. Do đó, việc tập luyện hay đi bộ nhẹ nhàng trong 3 tháng đầu là điều rất tốt cho các chị em vì đó cũng là một cách để luyện tập thể dục thể thao.
Khi mẹ bầu đi bộ, cơ thể sẽ được hoạt động nhịp nhàng và không hề khiến cho mẹ bầu bị mệt. Đi bộ giúp cho cơ thể giảm bớt các dấu hiệu của phù nề thai sản và một số bệnh khác.
(Nguồn ảnh: Unsplash)
Đừng bỏ lỡ:
Dưới đây là những tác dụng của việc đi bộ với mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu:
- Đi bộ giúp mẹ bầu ngủ ngon, sâu giấc hơn
- Mẹ bầu đi bộ để giải phóng năng lượng, lọai bỏ những phiền muộn, căng thẳng
- Đi bộ cũng làm tăng năng lượng, tăng lưu lượng máu và dinh dưỡng đến thai nhi, thai nhi phát triển tốt hơn.
- Khi đi bộ, mẹ bầu có thể điều hòa nhịp thở, cung cấp oxi cho thai nhi tốt hơn
- Đi bộ sẽ làm căng cơ bụng, giúp chịu đau tốt hơn
- Thêm nữa, đi bộ sẽ giúp xương chậu của mẹ bầu giãn nở tốt hơn, việc sinh nở dễ dàng hơn.
- Cuối cùng, đi bộ sẽ làm tăng sức khỏe tổng thể, vóc dáng cân đối hơn, khỏe cho mẹ, tốt cho con.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, bất cứ điều gì “quá” cũng điều không tốt. Vì thế, mẹ bầu không nên đi bộ quá nhiều khi mang thai 3 tháng đầu bởi sự hoạt động quá sức có thể khiến cho mẹ bầu bị mất sức, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Nếu xét “Đi lại” theo phương diện đi du lịch, đi xa bằng ô tô hay máy bay:
Bầu 3 tháng đầu có nên đi lại nhiều không? Có nhiều ý kiến cho rằng khi mang bầu thì tuyệt đối không được đi máy bay, tuy nhiên điều này cũng không hoàn toàn là đúng. Khi so sánh các phương tiện giao thông với nhau thì máy bay là một phương tiện khá an toàn, bởi nó hạn chế được tình trạng xóc hay va chạm khi di chuyển. Đối với những phụ nữ mang thai 3 tháng đầu mà sức khỏe cho phép thì vẫn có thể đi được máy bay.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần cân nhắc kỹ về vấn đề đi lại trong 3 tháng đầu khi di chuyển bằng máy bay. Một số mẹ bầu có những triệu chứng ốm nghén khá nặng, có tiền sử bị say máy bay hoặc sức khỏe yếu thì không nên đi máy bay. Bởi nếu đi máy bay thì có thể khiến cho những triệu chứng ốm nghén trong thai kỳ càng trở nên trầm trọng hơn.
(Nguồn ảnh: Iboro)
Với những mẹ bầu chịu ảnh hưởng nặng vì ốm nghén nên khi đi máy bay cần chú ý đến một số vấn đề sau:
– Các mẹ nên chọn chỗ ngồi ở phần thân máy bay để giảm thiểu dao động rung lắc; chọn ghế ngồi cạnh lối ra vào để dễ dàng đi lại hoặc đi vệ sinh. Quan trọng hơn, đừng quên chọn khoang không hút thuốc, bầu nhé!
– Khi máy bay cất cánh và hạ cánh, bầu nên uống nhiều nước lọc và có thể ăn một chút hoa quả để không bị khó chịu. Cần tránh các loại thức ăn lợi tiểu như bắp cải hoặc nước giải khát có ga,… để tránh tình trạng ga giãn nở khi bay gây ra đầy hơi, chướng bụng.
– Chú ý không nên với cao hay tự tay xách hành lý lên khoang. Tốt nhất, mẹ nên nhờ nhân viên hoặc khách đi cùng để đảm bảo an toàn nhất có thể.
– Nếu khoảng thời gian bay dài, cứ 1 tiếng mẹ hãy chịu khó đứng dậy vận động để khí huyết lưu thông cũng như giảm mệt mỏi. Dù bầu 3 tháng nhưng mẹ hãy chú ý mặc quần áo rộng thoải mái, đi giày vừa chân hoặc hơi rộng, đi tất dày để tạo sự thoải mái nhất cho cơ thể.
Tương tự với việc đi xa bằng ô tô, một số mẹ bầu bị say ô tô cũng nên tránh đi xa bằng phương tiện này. Còn lại, nếu sức khoẻ của mẹ bình thường thì việc di chuyển bằng ô tô cũng tương đối nhẹ nhàng với mẹ, không quá ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Chống say tàu xe cho mẹ bầu
Theo BS Nguyễn Tấn Thủ – Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Sức khoẻ Nam giới, có 1 số cách giúp mẹ bầu không bị mệt mỏi khi đi xe khách đường dài hay đi máy bay mà không cần dùng thuốc:
– Nhai một củ gừng nhỏ rồi uống nước ấm trước khi khởi hành khoảng 30 phút. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát gừng.
– Đêm trước khi đi cần ngủ đủ giấc
– Chọn chỗ ngồi thoáng mát, tránh các vị trí có thể hửi mùi thuốc lá hay các mùi khó chịu.
– Trong hành lý cần có nước và đồ ăn vặt để giảm khó chịu
Đừng bỏ lỡ:
Còn với những mẹ bầu thường xuyên di chuyển bằng xe máy như đi làm đi chơi:
(Nguồn ảnh: shutterstock)
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy bà bầu đi xe máy nhiều sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên để cẩn thận thì mẹ bầu nên hạn chế di chuyển, đi lại bằng xe máy. Do đi xe máy đường xóc, chưa kể giao thông phức tạp, đường phố bụi bặm cũng sẽ dễ làm ảnh hưởng đến mẹ và bé.
Mẹ đã biết bầu 3 tháng đầu có nên đi lại nhiều không. Hãy chú ý cẩn thận khi đi lại trong suốt quá trình mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé.
Theo theAsianparent Singapore, Đang mang thai có nên đi ôtô đường dài? – Vnexpress
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!