X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Ở cữ ăn sáng gì và những lưu ý về bữa sáng dinh dưỡng cho mẹ mới sinh

Mất 6 phút để đọc
Ở cữ ăn sáng gì và những lưu ý về bữa sáng dinh dưỡng cho mẹ mới sinhỞ cữ ăn sáng gì và những lưu ý về bữa sáng dinh dưỡng cho mẹ mới sinh

Ở cữ ăn sáng gì là mối quan tâm của hầu hết những bà mẹ mới sinh. Ăn gì trong tháng cữ giúp mẹ có sức khỏe và dinh dưỡng thật tốt để nuôi bé? Bữa ăn sáng cho bà đẻ được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Nó sẽ giúp cung cấp năng lượng cho mẹ và nguồn sữa cho bé. Bữa ăn này nên sắp xếp như thế nào là hợp lý? Mẹ ở cữ ăn sáng gì để vừa lợi cho mẹ vừa không ảnh hưởng tới bé? Nên và không nên dùng loại thực phẩm nào? Dưới đây là những thông tin hữu ích giúp mẹ có bữa sáng vừa ngon miệng vừa phù hợp.

Mẹ ở cữ không nên ăn gì?

Theo bác sĩ, sau khi sinh, trong tháng ở cữ mẹ không nên quá kiêng ăn. Tuy vậy, vẫn có những thực phẩm mẹ không nên động tới để bảo vệ sức khỏe cả mẹ lẫn bé. Những món ăn cấm kỵ sau sẽ giải đáp phần nào câu hỏi: Ở cữ ăn sáng gì.

Tỏi

Tỏi có thể là gia vị ưa thích của nhiều người lớn. Nhưng bạn nên biết mùi vị hăng nồng của tỏi sẽ không dễ chịu với bé. Vì thế nên, đây vẫn là món bạn nên tránh trong thực đơn cho phụ nữ sau sinh. Khi bạn ăn nhiều tỏi, sữa mẹ sẽ bị ảnh hưởng bởi mùi vị hăng nồng của nó. Từ đó sẽ dẫn đến việc bé lười bú hơn.

Cà phê

Cà phê thường là thức uống được nhiều người lựa chọn. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và nhiều năng lượng hơn. Nhưng đồng thời lại có thể gây ảnh hưởng không tốt lên giấc ngủ của bé. Caffeine trong cà phê có thể khiến bé mất ngủ và khó chịu.

Những thực phẩm mẹ nên ăn sau sinh

Cá hồi

Cá hồi là thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng thích hợp cho các mẹ mới sinh. Như các loại cá giàu chất béo khác, cá hồi có nhiều DHA rất quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của bé. Tuy nhiên, các bà mẹ cần lưu ý chỉ nên ăn cá hồi ở một lượng vừa phải thôi nhé!

Thịt bò

Thịt bò lúc nào cũng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người vừa mất máu quá nhiều. Nhất là các mẹ vừa bị mất máu nhiều sau khi vượt cạn. Đồng thời, bạn phải chăm sóc bé rất vất vả nên hãy cung cấp năng lượng cho mình bằng thịt bò. Đó là thực phẩm giàu chất sắt. Sắt trong thịt bò có thể giúp bạn duy trì mức năng lượng. Khi đủ năng lượng, bạn mới đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của con.

O-cu-an-sang-gi

Thực đơn phù hợp cho bữa sáng giúp mẹ và bé khỏe mạnh

Gợi ý thực đơn ăn sáng cho mẹ ở cữ

Tham khảo ngay thực đơn ăn sáng sau đây để mỗi ngày bạn không phải lăn tăn ở cữ ăn sáng gì nữa nhé

1. Mì trộn rau củ

  • 2 vắt mì trứng (có thể lấy mì tươi)
  • 1 củ cà-rốt, gọt vỏ, cắt thành sợi
  • 1/2 củ hành tây tím cắt sợi
  • 1 quả bí ngòi cắt góc tư hình tròn
  • 200g cà chua cắt làm đôi
  • 1 quả cà tím cắt lát
  • 1/2 ớt chuông, bất kỳ màu sắc, cắt thành sợi
  • 1 tép tỏi, băm nhỏ (khoảng 1 muỗng cà phê tỏi băm
  • 120ml sốt cà chua
  • Muối
  • 1 muỗng cà phê gia vị Ý (thyme khô, oregano, húng quế)
  • 1/8 muỗng cà phê hạt tiêu đen

o-cu-an-sang-gi

Cách làm

– Mì luộc chín với nước có chút muối và dầu ăn. Sau đó thêm dầu ô liu trộn đều.

– Bắc chảo dầu lên bếp, cho cà-rốt, hành tây trước.

– Sau đó cho bí ngòi, cà tím vào đảo chín nêm muối vừa ăn. Đảo trong khoảng 3 phút. Sau đó thêm tỏi vào, tắt lửa.

– Chảo dầu nóng thêm lần nữa, cho cá chua vào đảo khoảng 1 phút, thêm sốt cà chua vào đảo, thêm gia vị ý, lá húng quế tắt lửa.

– Sau đó trộn đều hỗn hợp rau củ xào với mì

2. Cháo gà xé

  • Gà luộc xé miếng vừa ăn. Bạn nên bỏ bớt da tránh nhiều mỡ nhé.
  • ½ lon gạo
  • 300g nấm rơm
  • Rau răm, hành lá cắt nhuyển, chanh, ớt, tiêu, muối, hạt nêm

o-cu-an-sang-gi

Cách làm

– Giã vài trái ớt hiểm đỏ chung với một muỗng súp muối, cho vô hai muỗng cốt chanh. Trộn gà xé với một muỗng cà phê muối ớt chanh và một ít rau răm cắt nhuyễn.

– Nấu cháo trong nồi nước luộc gà, đun trên lửa nhỏ. Khi hạt gạo nở đều, tắt bếp đậy nắp cho mềm hạt gạo và gạo ra nhựa dẻo.

– Nấm rơm rửa sạch, cắt làm đôi, xào với hành tím bằm đã khử dầu cho vàng trên lửa nhỏ, cho vô tí nuớc cháo, nêm muối hạt nêm. Nấu khoảng 5 phút thì cho vô nồi cháo. Nêm cháo với muối và hạt nêm cho vừa ăn.

3. Bò kho bánh mì hoặc hủ tiếu

  • 500g thịt bắp bò
  • 3 củ cà rốt
  • Gói gia vị bò kho: 1 gói
  • Nước tương, bột nêm
  • Tỏi, hành lá, ngò gai, húng quế, rau thơm, rau ngò ôm (rau ngổ)…

Cách làm

– Tỏi băm nhỏ. Hành lá, ngò gai, các loại rau thơm rửa sạch. Lấy hành là và 1 ít ngò gai thái nhỏ.

– Thịt bò rửa sạch cắt cục khoảng 3-5cm, ướp thịt bò với nước tương, tỏi băm, gói gia vị bò kho và 1 muỗng dầu ăn.

– Cà rốt tỉa hoa cắt dày khoảng 1.5-2cm.

– Thịt cho vào nồi, thêm 1 muỗng dầu ăn xào cho săn lại.

– Thêm nước dừa vào ninh cho đến khi bò nhừ, thêm cà rốt.

– Bò và cà rốt chín mềm, nêm nếm lại cho vừa ăn , múc ra tô ăn kèm với rau thơm và bánh mì. Bạn có thể ăn với bánh hủ tiếu, kèm với giá hẹ để thay đổi khẩu vị. 

O-cu-an-sang-gi

Sự lựa chọn đơn giản, bổ dưỡng cho bữa sáng của mẹ

Bữa sáng luôn là bữa ăn quan trọng để cung cấp năng lượng cho một ngày dài. Với những chú ý trên, hy vọng mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn để mẹ và bé có sức khỏe tốt. Mẹ hãy chọn thực đơn tốt và phụ hợp cho mình mẹ nhé. Chúc mẹ có những bữa sáng thật ngon miệng!

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Xem thêm

  • Bữa ăn sáng cho bà đẻ: Ăn gì để tốt cho cả mẹ lẫn bé
  • Thực đơn cho bà đẻ – Ăn gì để mẹ sau sinh nhanh hồi phục lại sữa
  • Thực đơn sáng cho bà đẻ vừa bổ dưỡng vừa lợi sữa

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin với các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

myngoc

  • Home
  • /
  • Sau sinh
  • /
  • Ở cữ ăn sáng gì và những lưu ý về bữa sáng dinh dưỡng cho mẹ mới sinh
Chia sẻ:
  • Công thức 5 món ăn sáng dễ làm cho bé ngon tuyệt lại bổ dưỡng

    Công thức 5 món ăn sáng dễ làm cho bé ngon tuyệt lại bổ dưỡng

  • Gợi ý thực đơn ăn sáng cho bé 1-3 tuổi ngon miệng, phát triển khoẻ mạnh

    Gợi ý thực đơn ăn sáng cho bé 1-3 tuổi ngon miệng, phát triển khoẻ mạnh

app info
get app banner
  • Công thức 5 món ăn sáng dễ làm cho bé ngon tuyệt lại bổ dưỡng

    Công thức 5 món ăn sáng dễ làm cho bé ngon tuyệt lại bổ dưỡng

  • Gợi ý thực đơn ăn sáng cho bé 1-3 tuổi ngon miệng, phát triển khoẻ mạnh

    Gợi ý thực đơn ăn sáng cho bé 1-3 tuổi ngon miệng, phát triển khoẻ mạnh

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn