Thai 22 tuần tuổi là lúc nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi tăng lên vượt trội để đáp ứng cho sự phát triển toàn diện của cơ thể. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây:
- Sự phát triển của bé ở tuần thứ 22 thai kỳ
- Triệu chứng thai kỳ
- Cột mốc siêu âm quan trọng khi thai 22 tuần
- Chăm sóc thai kỳ khi bầu 22 tuần ra sao?
- Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi 22 tuần
Sự phát triển của bé ở tuần thứ 22 thai kỳ
Thai nhi tuần 22 đã có những đặc điểm phát triển như sau:
- Em bé của bạn trông ngày một trông một em bé sơ sinh thu nhỏ, hầu hết các cơ quan của bé đã phát triển hoàn thiện, đôi mắt và môi phát triển hoàn toàn
- Tay chân bé đã cứng cáp hơn, vì vậy mà các động tác đấm, vặn mình, xoay người đều dùng lực. Sự chuyển động của thai 22 tuần trong bụng mẹ là cực kỳ rõ ràng
- Lợi của bé đã dần mọc một ít răng nụ
- Cơ quan nội tạng của bé tiếp tục phát triển, trong khi tuyến tụy của bé bắt đầu sản sinh ra các hoóc môn quan trọng.
- Giới tính của thai nhi vào 22 tuần tuổi đã có thể xác định thật chính xác. Thời điểm tuần thai thứ 22, cơ quan sinh dục của bé đã phát triển hoàn thiện nên mới có thể xác định được thật chính xác giới tính của con.
- Bé bắt đầu phát triển một chu kỳ ngủ-thức nhất định – bạn có thể tin nổi không?
Triệu chứng thai kỳ
Con của bạn đang lớn thật nhanh và dần lấp đầy không gian bên trong cơ thể bạn. Kết quả là tử cung ngày một ép vào xương sườn của bạn, do đó làm cho bạn khó thở.
Mẹ có thể quan tâm:
Tính chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần để cải thiện chiều cao cho con từ trong bụng mẹ
Nhịp tim thai nhi theo tuần tuổi như thế nào là bình thường?
Cân nặng của mẹ sẽ tiếp tục tăng nhanh chóng khi mang thai tuần 22. Lưu ý là cần kiểm soát cân nặng trong mức độ cho phép không để quá thừa cân làm ảnh hưởng đến cả mẹ và con nhé.
Mẹ sẽ thấy các vết rạn trên bụng, hông, đùi bắt đầu dày hơn khi em bé ngày càng lớn lên. Tuy nhiên, mẹ đừng quá nản lòng và hãy kiên trì bôi kem dưỡng da để khắc phục các vết rạn này nhé.
Bạn bắt đầu thấy mọi người hay sờ bụng bầu của bạn, đơn giản vì mọi người thường bị thu hút bởi các bà bầu. Cho phép họ làm điều này, nhưng chỉ khi bạn cảm thấy thoải mái; và đừng ngần ngại nói ‘không’ khi bạn không thoải mái.
Rốn của bạn bắt đầu lồi ra khi bụng bạn ngày càng phát triển. Điều này có thể trông hơi kỳ khi bạn mặc quần áo, nhưng một khi em bé được sinh ra, rốn của bạn sẽ trở về vị trí ban đầu.
Mẹ cũng có thể nhận thấy ngực của mình tiết sữa non ở tuần 22. Có thể đây là do nội tiết tố trong người mẹ đang tăng với tốc độ quá nhanh.
Cột mốc siêu âm quan trọng khi thai 22 tuần
Thai 22 tuần cần làm những xét nghiệm gì? Mốc siêu âm tuần 22 cực kỳ quan trọng vì đây là thời điểm giúp khảo sát và phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh ở trẻ. Mẹ có thể sẽ được chỉ định thực hiện siêu âm 3D hoặc siêu âm 4D để có thể nhìn rõ hơn sự phát triển của thai nhi và phát hiện các dị tật nếu có một cách chính xác hơn.
Các việc cần làm khi siêu âm thai 22 tuần tuổi:
- Kiểm tra về kích thước và chiều dài cơ thể, chiều dài tứ chi, kiểm tra xem con đã có đủ 5 ngón tay, 5 ngón chân không.
- Đo chiều dài của đầu, đường kính của bộ não để xem chỉ số này có phù hợp với độ tuổi thai không.
- Kiểm tra tất cả các cơ quan nội tạng có hình thành đầy đủ hay chưa và có hoạt động bình thường không.
- Nhìn kỹ gương mặt của bé xem có đầy đủ các bộ phận chưa và các bộ phận này có phát triển đúng hướng hay không.
Từ những chỉ số thai nhi 22 tuần và sự quan sát của mình, bác sĩ sẽ đưa ra nhận định và biết được bé có bị dị tật bẩm sinh như bệnh tim, bệnh Down, sứt môi hở hàm ếch hay dị tật tứ chi…hay không và có hướng xử lý kịp thời.
Chăm sóc thai kỳ khi bầu 22 tuần ra sao?
Mẹ cần nghiêm túc kiểm soát lượng đồ ngọt được nạp vào cơ thể mình nhằm ngăn chặn bản thân khỏi tình trạng tiểu đường thai kỳ. Căn bệnh này có thể khiến thai nhi bị dị tật tứ chi, thậm chí là bị mù.
Hãy duy trì thói quen tập thể dục khi mang thai, vận động đều đặn vừa phải giúp cho quá trình sinh nở của mẹ diễn ra thuận lợi hơn.
Mẹ hãy nằm nghiêng sang trái trong thời gian này, vì phần bụng nhô to đã không còn phù hợp để nằm ngửa nữa. Nằm nghiêng sẽ giúp mẹ giảm đau lưng và ngủ ngon hơn đấy. Mẹ cũng có thể giảm đau lưng bằng cách sử dụng một đệm lót cho lưng.
Trong khi đi du lịch, hãy đề phòng cẩn thận, đặc biệt là khi bạn đi du lịch bằng đường hàng không.
Nếu tay và chân của bạn tiếp tục sưng phồng, khiến cho việc đeo nữ trang cảm thấy không thoải mái, hãy gỡ những phụ kiện hoặc đồ trang sức này ra trong thời gian này.
Mang các loại giày dép thoải mái và có đế vững chắc để phù hợp với đôi chân đang ngày càng to lên của bạn.
Mẹ cùng bố hãy tham gia các lớp học tiền sản để có thêm kiến thức thai kỳ và chuẩn bị đón bé yêu chào đời.
Tận hưởng vẻ đẹp của mái tóc óng ả của bạn. Hormone thai kỳ làm cho tóc dày và bóng hơn bình thường.
Đừng làm việc quá sức. Stress là một điều có hại cho cả mẹ lẫn con.
Mẹ có thể quan tâm:
Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi 22 tuần
Thai nhi được 22 tuần cũng là lúc mẹ đã bước vào tam cá nguyệt thứ hai, có thể nói đây là khoảng thời gian dễ chịu nhất của mẹ bầu sau khi trải qua giai đoạn thai nghén ở tam cá nguyệt đầu. Lúc này việc ăn uống sẽ dễ dàng hơn với các mẹ, cho nên đây là lúc mẹ nên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng lên vượt trội của thai nhi để phục vụ quá trình tăng trưởng.
Thai 22 tuần mẹ nên ăn gì? Để đáp ứng nhu cầu của thai nhi, mẹ nên bổ sung một số nhóm chất trong chế độ dinh dưỡng:
– Nhóm chất bột có trong gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
– Thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…cung cấp chất đạm.
– Dầu mỡ, vừng, lạc, hạt óc chó, hạt hạnh nhân…có chứa chất béo.
– Nhóm chất xơ, vitamin và khoáng chất như Ngũ cốc, rau xanh, các loại củ và trái cây chín…
Tuy nhiên, mẹ chỉ nên bổ sung một lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều dễ gây tăng cân dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
Tạm kết
Mẹ bầu 22 tuần nhớ luôn giữ tinh thần thoải mái vui vẻ và luôn chú ý đến vận động, dinh dưỡng để dành những gì tốt nhất cho bé cưng trong bụng nhé. Hãy lên kế hoạch cho ngày lâm bồn, chọn một cái tên thật đẹp cho con yêu và lên danh sách những vật dụng cần mua khi đi sinh trong vài tháng tới.
Xem thêm: