Siêu âm 4D có phát hiện bệnh Down không là câu trả lời được rất nhiều mẹ bầu thắc mắc. Cùng tìm hiểu các thông tin về siêu âm 4D qua bài viết này để có những lựa chọn phù hợp bạn nhé!
Siêu âm 4D là gì?
Vì sao gọi là siêu âm 4D? Lý do là vì siêu âm 4D có 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian, giúp mẹ nhìn thấy mặt mũi, chân tay và toàn bộ cử chỉ, hành động của em bé từ nhiều góc độ trong bụng mẹ.
Khác với siêu âm 2D, siêu âm 4D tân tiến hơn khi bạn có thể nhìn thấy hình ảnh có màu, rõ ràng hơn, chân thực hơn và sống động hơn rất nhiều, giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc phát hiện những bất thường trong sự phát triển của thai nhi để kịp thời xử lý. Vậy, siêu âm 4D có phát hiện bệnh Down không?
Siêu âm 4D có phát hiện bệnh Down không?
Nhờ hình ảnh chân thực, rõ nét, các mẹ có thể nhìn thấy rõ ràng hình hài, khuôn mặt, tay chân và cả cơ quan nội tạng trong cơ thể thai nhi. Từ đó, các bác sỹ sẽ dễ dàng phát hiện được một số dị tật như dị tật về não, thai vô sọ, các dị tật ngoại hình như hở hàm ếch,…
Đồng thời, thông qua siêu âm 4D, bác sĩ có thể nhìn thấy rõ độ mờ da gáy của bé và dự đoán được một số bất thường nguy hiểm liên quan đến nhiễm sắc thể là nguyên nhân gây nên bệnh Down. Như vậy, siêu âm 4D có thể phát hiện bệnh Down các mẹ nhé.
Dấu hiệu siêu âm nghi ngờ trẻ bị Down
- Giãn não thất vừa
- Ống nhĩ thất
- Tắc tá tràng bẩm sinh
- Da gáy dày (trên 7mm)
- Ruột non tăng âm vang
- Xương đùi và xương cánh tay ngắn
- Xương sống mũi ngắn (Dưới 5mm ở thai 22 tuần và dưới 7mm ở thai 32 tuần)
- Giãn bể thận 2 bên
- Giảm sản đốt thứ 2 của ngón út
- Góc tạo bởi hai cánh chậu lớn hơn 90 độ
- Nang đám rối mạch mạc
- Hình ảnh tăng âm vang trong buồng tim
Siêu âm 4D phát hiện bệnh Down có chính xác không?
Trên thực tế, nếu mẹ bầu siêu âm và thấy thai nhi có các dấu hiệu trên, khả năng bé mắc phải hội chứng Down là 40%. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ thực hiện thêm một số những xét nghiệm khác như chọc ối, double test, triple test, sàng lọc NIPT,… để có kết quả chính xác hơn.
Bên cạnh đó, hình ảnh siêu âm 4D không phải lúc nào cũng hoàn hảo, đôi khi thiết bị có vấn đề cũng khiến hình ảnh bị mờ, bị mảnh hoặc bóp méo, khiến chúng ta hiểu lầm là em bé có vấn đề. Ngoài ra, độ chính xác của siêu âm 4D còn phụ thuộc rất lớn vào “tay nghề” của bác sĩ siêu âm.
Siêu âm 4D có gây hại cho thai nhi không?
Nhiều mẹ bầu rất háo hức, mong chờ được nhìn thấy bé yêu trong bụng cũng như lo lắng không biết bé có gặp vấn đề gì không, vậy có thể thường xuyên đi siêu âm 4D không và siêu âm 4D có gây hại gì cho thai nhi không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, siêu âm là kỹ thuật đơn giản và an toàn, hầu như không gây nguy hiểm hay biến chứng xấu gì cho thai kỳ. Tuy nhiên, việc siêu âm 4D chưa hẳn hoàn toàn là tốt. Nếu mẹ thực hiệu siêu âm 4D ở những phòng khám, bệnh viện hay cơ sở y tế nhỏ, không có những thiết bị an toàn và hiện đại để quét sóng 4D thì có thể gây nên những rủi ro đến thai nhi trong bụng. Vì vậy, việc lựa chọn, tìm hiểu địa chỉ siêu âm kỹ lưỡng là rất quan trọng.
Mẹ nên siêu âm 4D trong giai đoạn nào của thai kỳ?
Các bác sỹ khuyên rằng mẹ không nên quá thường xuyên thực hiện siêu âm 4D mà chỉ cần siêu âm đúng 3 giai đoạn này là đủ:
- Tuần thai thứ 12 -14 của thai kì: Đây là thời điểm phù hợp nhất cho mẹ thực hiện siêu âm 4D để đo độ mờ da gáy và tính toán nguy cơ mắc bệnh Down ở thai nhi.
- Thai ở tuần thứ 22: Đây là thời điểm để mẹ nhìn rõ chi tiết hình ảnh trong cơ thể cũng như những chuyển động của con. Từ đó mới phát hiện được những dị tật bất thường trong cấu trúc thai nhi và có những biện pháp xử lý kịp thời.
- Tuần thai thứ 32: Mẹ nên đi siêu âm vào giai đoạn này để bác sĩ đánh giá tổng thể tình trạng sức khỏe của thai nhi một lần nữa và cho mẹ những lời khuyên để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc vượt cạn sắp tới.
Kể từ tuần thai thứ 35, mẹ không cần phải siêu âm nữa vì lúc này, đa số các bé đã quay đầu vào vùng xương chậu nên rất khó để quan sát.
Chi phí siêu âm 4D
Siêu âm 4D là công nghệ khá hiện đại nên có chi phí có cao hơn so với các loại hình siêu âm khác. Chi phí này rơi vào khoảng 100.000đ – 500.000đ cho một lần siêu âm tùy theo từng phòng khám khác nhau.
Vừa rồi là những thông tin về siêu âm 4D và giải đáp thắc mắc “Siêu âm 4D có phát hiện bệnh Down không?”. Hy vọng mẹ bầu đã có thể hiểu thêm về hình thức siêu âm hiện đại này và có những lựa chọn phù hợp để theo dõi sức khỏe cho bé yêu nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!