Thai nhi 34 tuần nặng bao nhiêu là mối quan tâm của nhiều mẹ bầu. Ở tuần thai này, trọng lượng trung bình của con sẽ vào khoảng 2,1-2,3kg, tương đương với 1 quả bí hồ lô. Sự phát triển của bé ở tuần thai này cũng có bước ngoặt lớn…
Nội dung bài viết:
- Thai nhi 34 tuần nặng bao nhiêu, phát triển thế nào?
- Cơ thể mẹ thay đổi ra sao?
- Xét nghiệm cần thiết ở tuần thai này
Thai nhi 34 tuần nặng bao nhiêu và phát triển như thế nào?
Theo các bác sĩ khoa sản, thai nhi 34 tuần đã phát triển gần như hoàn chỉnh để chuẩn bị cho sự chào đời. Vậy thai nhi tuần 34 nặng bao nhiêu kg đúng chuẩn WHO? Lúc này, thai nhi 34 tuần có trọng lượng trung bình từ 2.1 – 2.3 kg. Chiều dài đo được từ đầu đến gót chân khoảng 44 – 45cm. Thai nhi 34 tuần đã bắt đầu ở vị trí quay đầu xuống dưới. Nhìn thai 34 tuần tuổi có vẻ bụ bẫm hơn và làn da cũng ít nhăn nheo đi trông thấy.
Bạn có thể chưa biết:
Mẹ có biết bé sơ sinh 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân mới đúng chuẩn?
Cân nặng thai nhi 35 tuần bao nhiêu là chuẩn và mẹ bầu cần lưu ý gì trong tuần thai thứ 35 này?
Ở tuần thai 34, các bác sĩ lưu ý đến vị trí của thai nhi. Bởi con có thể quay đầu 180 độ và trở về vị trí như cũ bất cứ khi nào. Sọ của thai nhi vẫn chưa có sự gắn kết các mảnh xương lại với nhau. Nhưng chính sự rời rạc đó sẽ giúp thai nhi có thể lọt qua tử cung chật hẹp một cách dễ dàng hơn.
Thai nhi 34 tuần tuổi có trọng lượng trung bình từ 2.1 – 2.3 kg
Còn lại các phần khác trên cơ thể gần như đã hoàn thiện và cứng cáp hơn. Đặc biệt, các nơ ron thần kinh trong não của bé đang phát triển, các giác quan dần hoàn thiện.
Thai nhi đã bắt đầu phân biệt được ngày đêm và có chu kỳ hoạt động phù hợp. Mắt của con đã có thể tự mở hay tự nhắm để thích nghi với từng thời điểm. Nếu mẹ sinh non trong tuần 34 thì con cũng có thể ổn định và không cần đến sự hỗ trợ của thiết bị y tế.
Thai nhi 34 tuần đã sẵn sàng chào đời
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai tuần 34?
Tuần 34 tử cung của mẹ vẫn tiếp tục to ra vì bụng mẹ vẫn lớn lên từng ngày. Bắt đầu từ tuần này mẹ bầu càng có cảm giác nặng nề và khó khăn trong việc di chuyển. Mẹ bầu xuất hiện biểu hiện giảm tầm nhìn rõ rệt. Nguyên nhân là do sự thay đổi của hormone trong cơ thể mẹ. Nhưng các mẹ bầu đừng quá lo lắng bởi triệu chứng đó sẽ tự hết sau khi sinh.
Đầu bé đã chui xuống hố chậu và thúc vào tử cung với những chị em lần đầu làm mẹ. Còn mẹ nào mang thai lần tiếp theo thì không nhận thấy cảm giác đó. Chúng chỉ xuất hiện trước 1 tuần sinh hay khi bắt đầu chuyển dạ.
Bạn có thể chưa biết:
Cân nặng của thai nhi 8 tháng bao nhiêu là đạt chuẩn và những lưu ý cho mẹ
Bé trai 3 tháng nặng 6kg có phải là chuẩn? Mẹ nên lưu ý gì khi con được 3 tháng tuổi?
Mẹ bầu mang thai tuần 34 cũng xuất hiện các triệu chứng phổ biến như chân, tay, mặt và mắt cá chân bị phù nề. Tình trạng này tồi tệ hơn khi thời tiết ấm áp hay vào thời điểm cuối ngày. Khắc phục điều này, mẹ bầu nên uống nhiều nước mỗi ngày.
Chú ý, với mẹ bầu có biểu hiện tay hay mặt bị phù, sưng húp thì cần phải gọi cho bác sĩ ngay. Bởi những triệu chứng này có thể là tiền sản giật rất nguy hiểm.
Từ tuần thai thứ 34, thỉnh thoảng mẹ có thể gặp tình trạng mắt bị mờ, không thấy rõ như bình thường. Mắt mẹ còn có thể khô và khó chịu, nhất là khi đeo kính áp tròng. Đừng quá lo lắng, tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh. Trong trường hợp mắt bạn gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn thì nên đi khám để phòng ngừa tiền sản giật.
1 khó chịu khác của mẹ bầu ở tuần thai này là tình trạng đầy hơi, khó tiêu, táo bón, có thể do căng thẳng thái quá, do sự phát triển của thai nhi tuần 34 chèn ép các cơ quan nội tạng trong bụng mẹ. Để giải quyết vấn đề này, mẹ cần bổ sung vào chế độ ăn thực phẩm nhiều chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc…; chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và cố gắng không nằm liền sau khi ăn…
Nếu mẹ bị phù tay hay mặt thì cần phải gọi bác sĩ ngay vì có thể là biểu hiện của tiền sản giật
Vào cuối tuần thứ 34 thì mẹ còn có cảm giác khó chịu hơn nữa vì thai nhi ngày càng tạo áp lực. Một sô mẹ bầu còn cảm thấy như bị kim châm ê ẩm và ngứa râm ran hết cả mình.
Xét nghiệm nào mẹ cần biết ở tuần thai 34?
Mẹ bầu bắt đầu bước vào tuần thai 34 thì sẽ dành rất nhiều thời gian để thăm khám sự phát triển của thai nhi. Bác sĩ sẽ ước tính được kích thước của em bé và thời gian dự báo con chào đời.
Tùy vào cách khám của từng bác sĩ mà mẹ bầu sẽ thực hiện các xét nghiệm như:
- Đo xem cân nặng của mẹ tăng như thế nào?
- Huyết áp của mẹ bầu cao hơn giữa giai đoạn thai kỳ hay thấp hơn.
- Kiểm tra lượng đường và đạm trong nước tiểu của mẹ.
- Bàn chân và bàn tay của mẹ có dấu hiệu giãn tĩnh mạch không?
- Kiểm tra độ nong dần và sự mở của tử cung.
- Đo chiều cao của đáy tử cung.
- Đếm nhịp tim của thai nhi.
- Đo kích thước của em bé bằng cách nắn bụng từ bên ngoài. Qua đó, mẹ bầu có thể biết tương đối chính xác hướng, vị trí và kích thước của thai nhi.
Vậy là ở thời điểm 34 tuần em bé nặng bao nhiêu theo đúng chuẩn WHO mẹ đã biết rồi đúng không ạ. Mẹ hãy cố gắng điều chỉnh chế độ sinh dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để thai nhi tăng cân và phát triển đúng chuẩn nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!