Trẻ 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu? Theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, đối với bé trai 2 tháng tuổi nặng khoảng 4,3-6kg và bé gái 2 tháng nặng từ 4-5,4kg thì được coi là bình thường. Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
- Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg
- Sự phát triển của trẻ 2 tháng
- Chế độ dinh dưỡng
Trẻ 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu?
Theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam, nếu cân nặng trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi rơi vào khoảng 4,3-6kg (nam) và 4-5,4kg (nữ) thì được coi là bình thường. Tương ứng với chiều dài (chiều cao) cơ thể là 54-59cm (nữ) và 55-60cm (nam).
Trong tháng thứ 2 này, trung bình các bé sẽ tăng khoảng 0,9-1kg và dài hơn khoảng 2,5-3,8cm so với tháng trước.
Sau đây là một vài lưu ý khi bố mẹ đo cân nặng cho trẻ 2 tháng tuổi:
- Để có kết quả chuẩn xác nhất, bố mẹ nên cân trẻ 2 tháng tuổi sau khi trẻ đã đi tiểu hoặc đi đại tiện.
- Nếu trẻ đang mang tã hay quá nhiều quần áo thì bố mẹ đừng quên trừ đi cân nặng này nhé. Trung bình quần áo và tả chiếm khoảng 200-400gram. Vào mùa đông lạnh thì trọng nước quần áo có thể tăng cao hơn, nên bố mẹ có thể cân lại trọng lượng quần áo con đang mang sau khi thay đồ mới.
- Trong một năm đầu sau khi sinh, bố mẹ nên thường xuyên theo dõi cân nặng của con. Trung bình mỗi tháng một lần thì bố mẹ có thể cân vào ngày đầu hoặc cuối tháng để dễ nhớ và theo dõi.
Nếu bé nhà bạn có chỉ số cân nặng và chiều cao thấp hơn thì được coi là nhẹ cân, có nguy cơ suy dinh dưỡng. Còn nếu cao hơn thì có nguy cơ béo phì.
Ngoài việc quan tâm trẻ sơ sinh tháng thứ 2 tăng bao nhiêu kg thì các mẹ cũng nên theo dõi sự phát triển cân nặng của con mình trong các tháng tiếp theo.
Sự phát triển của trẻ 2 tháng
Khi bước sang tháng thứ 2, mẹ sẽ bất ngờ khi thấy tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ tăng nhanh hơn so với tháng trước. Bạn có thể nhận ra thấy bé lớn lên “trông thấy” cả về cân nặng và chiều cao.
Con bạn dường như sẽ lớn và tăng cân rất nhanh trong tháng thứ hai này, trung bình khoảng 150-200 gram/ tuần. Đừng quá lo lắng nếu bé tăng cân nhiều vào tuần này và ít vào tuần tiếp theo. Cân nặng chỉ phản ánh một phần của sự phát triển. Sự thoải mái và những biểu hiện bên ngoài của bé cũng quan trọng không kém những chỉ số về cân nặng, chiều cao của bé. Bạn nên nhìn vào cân nặng và sự phát triển của bé trong thời gian vài tuần liên tiếp chứ không nên chỉ theo dõi từng tuần riêng biệt.
Trẻ sơ sinh tăng cân ít hoặc không tăng, điều này phụ thuộc vào cách chăm sóc, nhất là dinh dưỡng nguồn sữa mẹ. Nếu người mẹ ăn uống thiếu chất hoặc bé bú không đủ no, trẻ sẽ bị tụt cân, gầy và hay quấy khóc. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh vàng da, suy nhược cơ thể.
- Bố mẹ nên thường xuyên theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ thường xuyên (Ảnh: istockphoto)
Việc theo dõi chiều cao cân nặng chuẩn của con là việc bố mẹ cần làm trong suốt quá trình lớn lên của trẻ để đảm bảo con yêu phát triển bình thường theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, cơ địa và khả năng hấp thụ của mỗi bé là khác nhau, hơn nữa yếu tố di truyền cũng là một phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ, bố mẹ cao thì con sẽ con còn bố mẹ nhỏ con thì con cũng không thể to lớn hơn được.
Bố mẹ không nên so sánh cân nặng cũng như chiều cao của con mình với con người khác dẫn đến tạo áp lực cho bản thân và cho con. Quan trọng con mình đảm bảo số cân theo bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 0 – 5 tuổi được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra để các mẹ tham khảo là được.
Chế độ dinh dưỡng giúp bé 2 tháng tuổi phát triển nhanh nhẹn
- Mẹ nên cho bé bú từ 6 đến 8 bữa một ngày để giúp trẻ phát triển về chiều cao và cân nặng tốt hơn nhé (Ảnh: istockphoto)
- Từ một tháng tuổi đến 2 tháng tuổi: Bé duy trì lượng sữa 90ml-150ml mỗi bữa, 6-8 bữa mỗi ngày.
- Từ 3 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi: Bé ăn được khoảng 120ml – 210ml sữa mỗi bữa; 5-6 bữa mỗi ngày.
Ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp, ở giai đoạn dưới 1 tuổi, giấc ngủ của các bé cũng rất quan trọng bởi ngủ đủ về thời lượng và tốt về chất lượng sẽ giúp bé tăng trưởng tốt hơn.
Mẹ đã biết bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu là hợp lý. Hãy chú ý đến cân nặng, chiều cao và cả những kỹ năng vận động, ngôn ngữ của con để bé phát triển toàn diện mẹ nhé.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!