Thai nhi 34 tuần bé sẽ có chiều dài trung bình tầm 45cm và nặng khoảng 2,2kg, phần lớn con sẽ quay đầu trong thời gian này. Bé cần có ít nhất 10 chuyển động trong một tiếng đồng hồ.
- Cân nặng em bé 34 tuần tuổi
- Chế độ dinh dưỡng giúp mẹ cải thiện cân nặng của bé
- Em bé 34 tuần tuổi đã quay đầu vào thời điểm này chưa?
- Thai nhi 34 tuần đạp ít hay nhiều thì tốt?
- Sự thay đổi của cơ thể mẹ
- Mẹ đừng quên theo dõi các cơn gò để phòng tránh sinh non
Cân nặng em bé 34 tuần tuổi
Vào tháng này,trọng lượng bé sẽ tăng lên rất nhanh để ‘về đích’. Giờ đây con đã có kích thước tương đương với một quả dưa lưới tròn ủng. Vậy thai nhi tuần 34 nặng bao nhiêu? Em bé của bạn nặng khoảng 2,2kg và dài tầm 45cm.
- Ở tuần 34 con đã tương đương 1 quả dưa lưới
BSCK II Phạm Thị Xuân Minh – Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng chia sẻ: Từ tuần thứ 34 trở đi, cân năng và chiều cao của thai nhi sẽ tăng lên gần với cân nặng lúc chào đời. Lúc này những cơ quan trong cơ thể như tiêu hóa, hô hấp, hệ thống thần kinh trung ương… đã hoàn thiện. Hormone giới tính được sản xuất thúc đẩy quá trình phát triển của cơ quan sinh dục.
Tất cả quá trình này đều là bước chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn chào đời, đến với thế giới này của bé.
- Mẹ nên chú ý bổ sung dinh dưỡng trong thời kỳ này
Chế độ dinh dưỡng nào giúp mẹ cải thiện cân nặng của em bé 34 tuần tuổi?
Bảng chỉ số trên cũng như lần khám thai mới nhất sẽ giúp mẹ hiểu được chính xác tình hình cân nặng của thai nhi. Nếu bé đang ở dưới mức quy định quá nhiều thì mẹ cần tư vấn kĩ càng với bác sĩ về lý do thai nhi chậm tăng cân.
Ngoài ra, điều chỉnh lại một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ cải thiện cân nặng của em bé được tốt hơn.
Tăng cường chất đạm trong bữa ăn hàng ngày
Một mẹ bầu khỏe mạnh sẽ cần từ 50-100g thịt cá hàng ngày. Vào những tháng cuối này, việc bổ sung lượng đạm hợp lý sẽ giúp bé phát triển cơ xương nhanh chóng hơn, đồng thời để người mẹ dự trữ cho tuyến vú ra nhiều sữa sau khi sinh.
Những loại thực phẩm giàu đạm rất có lợi để thai nhi tăng cân tốt vào thời điểm này gồm:
- Tôm, cá loại nhỏ
- Thịt bò
- Cá biển sâu
- Sữa tươi
- Trứng gà tươi.
Thêm vào thực đơn các loại nước uống bổ dưỡng cho mẹ bầu
Từ tuần thứ 32 trở đi, hiện tượng thiếu ối có thể xảy ra đối với bất kỳ thai phụ nào. Bổ sung nhiều nước là cách tốt nhất để mẹ có thể tránh khỏi nguy cơ thiếu ối. Cơ thể tích trữ đủ nước cũng hạn chế được phần nào táo bón, chướng bụng và đầy hơi vào tháng cuối cùng của thai kỳ.
Một số loại nước uống bổ dưỡng thường có thể cung cấp tốt các vitamin và khoáng chất một cách phong phú. Đây cũng chính là bí quyết đơn giản mà hiệu quả để thai nhi phát triển tốt vào giai đoạn này.
Vì vậy, mẹ nên tăng cường uống:
- Sữa tươi
- Nước cam
- Sữa đậu nành
- Nước mía (2-3 lần/tuần)
- 1 ly nước dừa hàng ngày
- Bột ngũ cốc
Xen kẽ uống trong tuần sẽ giúp mẹ ngon miệng lại dễ hấp thu hơn.
Em bé 34 tuần tuổi đã quay đầu vào thời điểm này chưa?
97% các bé sẽ bắt đầu quay người và di chuyển xuống vị trí xương chậu để chuẩn bị cho thời điểm sinh vào các tuần cuối của thai kỳ.
Từ 34-37 tuần cũng là thời điểm nhiều bé sẽ tiếp tục di chuyển để tới được đúng đích mình mong muốn cho quá trình chào đời. Nhưng nếu bé vẫn ở ngôi ngược thì sẽ có nhiều phương án để mẹ tư vấn với bác sĩ.
- Sử dụng các phương pháp xoay ngôi thai theo hướng dẫn của bác sĩ thông qua một số bài tập hoặc có can thiệp của bác sĩ sản khoa;
- Mẹ vẫn có thể sinh thường nếu hội tụ đủ các yếu tố như em bé không quá to, thai ở vị trí ngôi mông thẳng, xương chậu của mẹ đủ lớn để giúp con chui ra, …
- Nếu vị trí ngôi của con quá khó khăn thì phương pháp tối ưu mà bác sĩ sẽ trao đổi với mẹ chính là sinh mổ.
- Đa số các bé đã quay đầu ở tuần 34
Thai nhi 34 tuần đạp ít hay nhiều thì tốt?
Thai nhi 34 tuần đạp nhiều hay ít không quan trọng bằng bé đạp đủ số lần “tiêu chuẩn” để đảm bảo thai nhi vẫn đang phát triển tốt.
Vào thời điểm này, khi cơ thể con lớn nhanh và tử cung mẹ ngày càng chật chội thì việc cảm nhận thai nhi đạp mạnh và nhiều chính là niềm vui với các bà mẹ.
Do đó, mẹ chỉ cần lưu ý rằng, bé cần có ít nhất 10 chuyển động trong một tiếng đồng hồ. Nếu bé đạp ít hơn số lần này, mẹ nên kích thích cho bé đạp bằng các cách như uống nước lạnh, ăn đồ ngọt, nghe nhạc, …
Nếu trong vòng 2 giờ mà số lần thai máy giảm xuống rõ rệt thì mẹ đừng chần chừ mà nên đi khám ngay để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Bố mẹ nên làm gì khi thai nhi 34 tuần tuổi?
- Siêu âm, khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ
- Bố mẹ nên cùng nhau luyện tập một số bài thể dục nhẹ nhàng hoặc đến các lớp học tiền sản để chia sẻ những kiến thức sinh đẻ hoặc nuôi dưỡng con nhỏ.
- Tình trạng táo bón khi mang thai tuần 34 có thể sẽ khiến mẹ bị trĩ sau sinh. Vì vậy mẹ cần uống thật nhiều nước và bổ sung nhiều rau xanh cho cơ thể để hạn chế trường hợp này xảy ra.
- Hãy nói chuyện thường xuyên với con để con quen với giọng của mình; hoặc lưu lại những hình ảnh của con khi con đang trong bụng mẹ.
- Mẹ nên đi bộ nhanh, lớp yoga; bơi hoặc chạy bộ sẽ làm tăng lưu lượng máu và tăng cường endorphin. Hoạt động thể chất cũng giúp phụ nữ mang thai ngủ ngon hơn. Điều này cũng sẽ giúp chống lại sự mệt mỏi vào ban ngày.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ ở tuần thai này
Cơ thể mẹ bầu 34 tuần có nhiều thay đổi, mẹ sẽ thường xuyên phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu hơn do thai nhi lúc này đã khá to, cụ thể như: Đầy hơi, chướng bụng, táo bón, đau lưng, chuột rút, phù nề, khó thở, mất ngủ, tiết sữa non…
Mẹ đừng quên theo dõi các cơn gò để phòng tránh sinh non
Các cơn gò sẽ xuất hiện nhiều hơn vào tam cá nguyệt thứ 3. Đây là bước cơ bản để tử cung tập duyệt cho quá trình chuyển dạ sắp tới. Do đó, mẹ cần phân biệt được giữa cơn gò sinh lý và gò chuyển dạ.
Gò sinh lý
Chỉ diễn ra từ 30 giây-2 phút. Có thể xuất hiện thường xuyên nhưng không gây ra đau đớn. Nằm nghỉ ngơi và thay đổi tư thế từ từ thì cơn gò sẽ biến mất. Tuy nhiên mẹ cần tránh làm việc quá sức, đổi tư thế đột ngột hoặc quan hệ khi có các cơn gò.
Cơn gò chuyển dạ
Là cơn gò diễn ra nhiều lần và với tần suất lâu hơn, kéo dài hơn. Kết hợp với đó là các dấu hiệu khác như đau bụng lâm râm, ra máu, ra dịch nhầy, … Mẹ cần theo dõi chú ý để đảm bảo xử lý kịp thời, tránh trường hợp bé bị sinh non phải chào đời với nhiều mối nguy hiểm.
Lời khuyên cho mẹ
Chế độ ăn ít muối là cần thiết cho mẹ lúc này, giúp hạn chế tình trạng tích trữ chất lỏng, ngăn ngừa tăng huyết áp và phù nề. Mẹ cũng nên chú ý đến vấn đề vận động để cải thiện lưu thông máu, ngủ ngon hơn và chống lại mệt mỏi.
34 tuần là thời điểm thích hợp để lên kế hoạch sinh nở. Mẹ nên chủ động chuẩn bị những lựa chọn cho bản thân từ sớm và chia sẻ với bác sĩ để nhận được những lời khuyên hữu ích. Từ bây giờ, mẹ cũng nên soạn sẵn đồ đi sinh và chuẩn bị đồ dùng cho em bé sắp chào đời.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!