Thai nhi 34 tuần gò nhiều là hiện tượng thường gặp khi mẹ mang bầu những tháng cuối. Thông thường đây chỉ là các cơn gò sinh lý không gây nguy hiểm, mẹ chỉ cần nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế. Ngoài ra mời mẹ hãy cùng tìm hiểu những thông tin về:
- Thai 34 tuần phát triển thế nào?
- Phân biệt thai gò bình thường và bất thường
- Cách xử lý khi em bé gò nhiều
- Những lưu ý cho mẹ ở tuần thai thứ 34
Thai 34 tuần phát triển thế nào?
Từ tuần thứ 34 trở đi, thai nhi đang ở giai đoạn tăng tốc phát triển thể chất cũng như não bộ để “cán đích” chào đời. Chính vì vậy mà trọng lượng bé sẽ tăng lên rất nhanh. Giờ đây con đã có kích thước tương đương với một quả dưa lưới tròn ủm. Chiều dài trung bình của bé tầm 45cm và nặng khoảng 2,2kg. 97% các bé sẽ bắt đầu quay người và di chuyển xuống vị trí xương chậu để chuẩn bị cho thời điểm sinh từ tuần này – tuần 37.
Em bé 34 tuần đã nặng khoảng 2,2kg (Nguồn ảnh: vinmec)
Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Xuân Minh – Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết thêm, tại tuần thai này, lớp sáp bảo vệ da bé khỏi nước ối đang dày lên, đồng thời hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện, từ thời điểm này hệ tiêu hóa đã sẵn sàng hấp thụ sữa mẹ. Các cơ quan chính khác như hệ hô hấp và thần kinh đã có thể tự hoạt động. Con cũng đã quay đầu xuống dưới, sẵn sàng cho quá trình chào đời. Móng tay của bé cũng đã chạm đến đầu ngón tay.
Cũng trong thời điểm này, người mẹ có thể gặp phải một số vấn đề hay xuất hiện vào tháng cuối thai kỳ. Ví dụ như táo bón, chướng bụng, đầy hơi, chuột rút, đau lưng, mất ngủ và thai gò. Khi mẹ vận động nhiều hơn so với bình thường như đi bộ trong thời gian dài, đứng nhiều hay bị mệt mỏi thì phần bụng dưới của mẹ sẽ bị gò cứng. Đây là một triệu chứng sinh lý có thể xảy ra với bất kỳ ai.
Bạn có thể chưa biết:
5 bí quyết để thai nhi 34 tuần tuổi phát triển tăng tốc, không bị sinh non
Thai gò nhiều khi nào là bất thường và bình thường?
Để phân biệt được mức độ nguy hiểm mẹ nên lưu ý những vấn đề sau:
Phân biệt hiện tượng thai gò và thai máy
Người mẹ có thể cảm nhận cử động thai (thai máy) kể từ tuần lễ thứ 19 – 20 của thai kỳ. Ban đầu cảm thấy thai máy nhẹ nhàng, thỉnh thoảng có động đậy hoặc búng nhẹ của thai vào thành bụng.
Khi thai lớn hơn, do cơ xương khớp thai nhi phát triển và hoạt động mạnh hơn, khi đó cử động thai có thể gây đau cho người mẹ.
Khi thai máy, mẹ chỉ cảm thấy sự chuyển động ở một vùng nhất định. Vì thường chỉ có chân hoặc tay của bé tác động trực tiếp lên tử cung và thành bụng.
Trong khi đó các cơn gò tử cung thường xuất hiện ở vùng bụng phải. Sau đó nó lan tỏa ra cả vùng bụng nên mẹ sẽ cảm thấy cả bụng gò cứng lên.
Cần phân biệt thai gò và thai máy (Nguồn ảnh: vinmec)
Thai nhi 34 tuần hay gò nhiều là hiện tượng bình thường
Thai gò nhiều ở tuần 34 nếu là cơn gò sinh lý (Braxton Hicks) thì là bình thường. Cơn gò này không đều và cũng không gây ra đau đớn, kéo dài từ 30 giây – 2 phút. Khi mẹ nằm nghỉ ngơi thì cơn gò sẽ biến mất mà không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi.
Bạn có thể chưa biết:
Thai 16 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm không, mẹ bầu nên làm gì khi thấy các cơn gò?
Cơn gò báo hiệu dự sinh
Con gò nhiều có phải sắp sinh? Tình trạng thai 34 tuần gò cứng bụng nhiều sẽ trở nên nguy hiểm khi đó là các cơn gò chuyển dạ. Lúc này, cơn gò thường gây ra đau đớn, khó chịu cho mẹ bầu.
Tần suất của cơn gò của nhiều lên, đồng thời cơn gò có thể kéo dài hơn 2 phút. Với các cơn gò báo hiệu chuyển dạ, dù mẹ có nằm nghỉ ngơi thì chúng cũng không hề biến mất. Lúc này mẹ có thể gọi điện xin tư vấn từ bác sĩ sản khoa của mình hoặc đi khám để biết được chính xác nguyên nhân thai gò nhiều ở tuần 34, giúp phòng tránh tình trạng bé có thể rơi vào tình trạng dọa sinh non hoặc sinh non.
Gò nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi? Như mẹ đã biết cơn gò chỉ ảnh hưởng đến mẹ chứ thực tế bé không cảm thấy khó chịu gì và mẹ thường cũng không thấy đau đớn gì khi bé gò. Cơn gò sinh lý chỉ thực sự nguy hiểm khi bụng mẹ bị gò cứng hoặc lệch hẳn sang 1 bên trong thời gian dài, bụng mẹ có cảm giác đau. Nếu đi kèm theo các dấu hiệu như đau lưng, chuột rút, xuất huyết âm đạo thì mẹ cần đi khám để bác sĩ kết luận chính xác nguyên nhân.
Mẹ cần xử lý như thế nào khi có hiện tượng thai gò nhiều?
Khi có hiện tượng thai nhi 34 tuần gò nhiều, nếu có nơi để nằm nghỉ thì mẹ nên nằm xuống. Lúc này mẹ nên nằm nghiêng bên trái vì tư thế này ít tạo áp lực lên bụng. Sau đó hơi co đầu gối lại và đặt một chiếc gối tròn hoặc khăn tắm cuộn tròn ở giữa hai chân. Tư thế này sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.
Nếu mẹ đang đi ra ngoài và không thể nằm xuống được, ngay lập tức hãy ngồi tựa lưng vào ghế. Ngồi trên những chiếc ghế thấp ít tạo áp lực lên bụng của bạn hơn khi ngồi trên ghế cao.
Ở những nơi không có ghế ngồi, bạn có thể tạm thời dựa lưng vào tường để nghỉ ngơi. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần chú ý trong các hoạt động thường ngày để không tạo áp lực lên bụng.
Không để gây nên những chấn động mạnh khiến tử cung bị co thắt nhằm giúp giảm thiểu những tai nạn như bị ngã hoặc bị va đập.
Mẹ nên chú ý nghỉ ngơi khi con gò nhiều (Nguồn ảnh: vinmec)
Những lưu ý dành cho mẹ ở tuần thai 34
- Ở tuần thai thứ 34, ngoài các vấn đề cần chú ý như dấu hiệu dọa sinh non, sinh non, thì người mẹ nên chú trọng nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý để giúp thai nhi đạt cân nặng chuẩn khi chào đời.
- Mẹ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu đạm. Thêm vào các loại nước uống bổ dưỡng, ăn những thực phẩm giúp bé lên cân tốt như sữa tươi, tôm cá nhỏ, nước mía, nước dừa, trứng vịt lộn, khoai lang, trứng gà luộc…
- Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên thường xuyên vận động nhẹ nhàng như đi bộ hay các bài tập yoga để cơ thể luôn sẵn sàng cho thời điểm chuyển dạ sắp tới
- Tại thời điểm này em bé đã khá to nên mẹ gần như không thể nằm sấp hoặc ngửa, lựa chọn duy nhất là nằm nghiêng 1 bên. Hãy dùng đến những chiếc gối để có giấc ngủ dễ chịu hơn
- Mẹ không tránh khỏi những lần đi vệ sinh ban đêm. Lúc này không nên ngồi bật dậy đột ngột khi đang nằm, để huyết áp có thời gian tự điều chỉnh.
- Từ giờ cho đến khi sinh, mẹ nên khám thai hàng tuần, kiểm tra nước tiểu, huyết áp, cân nặng, và kích thước tử cung. Đáy tử cung sẽ được đo để xem kết quả có thể hiện phù hợp với sự phát triển của thai và ngày dự sinh không. Nếu cần thiết mẹ sẽ được siêu âm để kiểm tra kích thước em bé, lượng nước ối và kích thước nhau thai.
Nguồn tham khảo: Sự phát triển của thai nhi tuần 34 – Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!