Thai 16 tuần gò cứng bụng có thể là các cơn gò sinh lý hoặc dấu hiệu của tình trạng sinh non. Mẹ bầu nên nắm vững đặc điểm của các cơn gò để biết cách xử lý kịp thời.
Thai 16 tuần gò cứng bụng có sao không?
Cơn gò sinh lý hay còn gọi là cơn gò chuyển dạ giả thường xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 (tuần thứ 16-18) của chu kỳ thai kỳ, thường không đều và không có tính chu kỳ.
Những cơn gò này là bước đầu để tử cung luyện tập cho ngày sinh và rèn luyện khả năng chịu đựng của người mẹ. Để giảm bớt cơn gò sinh lý, mẹ bầu nên uống nhiều nước, chuyển sang tư thế khác để giảm đau, dành thời gian nghỉ ngơi và nằm nghiêng sang bên trái.
Do đó, nếu thấy thai 16 tuần gò cứng bụng với tần suất không nhiều, nhanh hết sau khi nghỉ ngơi thì mẹ bầu không nên lo lắng quá.
Thai 16 tuần gò cứng bụng – Khi đó là cơn gò chuyển dạ sinh non
Cơn gò tử cung xảy ra trước 37 tuần có thể là dấu hiệu của sinh non. Tính chất của cơn gò chuyển dạ sinh non tương tự với cơn gò chuyển dạ đủ tháng. Đó là xuất hiện đều đặn theo chu kỳ thời gian như mỗi 10-12 phút trong hơn 1 giờ, cảm giác căng chắt tử cung và bụng sẽ cứng hơn.
Nếu chưa đủ tháng mà xuất hiện cơn gò với tính chất nêu trên, thai phụ nên đến bệnh viện khám ngay, đặc biệt là nếu có kèm theo chảy máu âm đạo, tiêu chảy hay có hiện tượng vỡ ối.
Mẹ bầu nên làm gì khi thai 16 tuần gò cứng bụng?
Những cơn gò sinh lý thường xuất hiện trong thời gian ngắn, không quá nguy hiểm và lặp lại thường xuyên nhưng càng gần cuối thai kỳ thai nhi sẽ gò mạnh hơn khiến mẹ bầu có cảm giác đau rõ rệt hơn, cứng bụng nên rất khó chịu.
Các chuyên gia khuyên rằng, khi cơn gò xảy ra chị em có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
Nghỉ ngơi
Cơn gò xuất hiện đôi khi báo hiệu rằng mẹ đang làm việc căng thẳng và vất vả. Vì vậy mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi, đứng lên đi lại nhẹ nhàng, thay đổi tư thế ngồi làm việc.
Chườm ấm
Mẹ có thể tắm nước ấm dưới vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn tắm để thư giãn hoặc đơn giản là dùng một chiếc khăn mềm giặt qua nước ấm rồi chườm lên bụng.
Tập yoga
Những mẹ bầu có tập yoga khi mang thai thường ít bị những cơn gò cứng bụng hoặc khi cơn gò xuất hiện cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Những điều cần tránh khi thai 16 tuần gò cứng bụng
Đồng thời với các cách trên, mẹ bầu cũng cần nhớ rằng tuyệt đối không thực hiện các điều sau nếu thấy cơn gò cứng bụng xuất hiện.
Không được xoa bụng thường xuyên
Càng xoa bụng sẽ càng dễ bị cứng do tử cung được cấu tạo từ rất nhiều sợi cơ và nhạy cảm với các kích thích. Việc xoa vuốt bụng thường xuyên trong thời điểm các cơn co cứng bụng này sẽ càng khiến tử cung bị ảnh hưởng và dễ dẫn đến nguy cơ sinh non.
Tuyệt đối tránh “chuyện ấy” khi thấy cứng bụng
Nên tránh chăn gối với bạn đời khi cảm giác hiện tượng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 xuất hiện nhiều với thời điểm nào đó trong ngày. Quan hệ tình dục, đặc biệt là khi lên đến đỉnh sẽ gây ra co thắt tử cung.
Trong thời gian mang thai, nếu quan hệ mẹ cũng cần khuyên bạn đời sử dụng bao cao su. Vì tinh dịch khi vào trong âm đạo có thể kích thích tử cung mở.
Nó nguy hiểm tới thai nhi cũng như các căn bệnh truyền nhiễm.
Mẹ bầu đừng vặn mình
Vặn mình quá mạnh hay thay đổi tư thế đột ngột có tác động khôn lường tới tử cung. Nó khiến các cơn gò cứng bụng có thể diễn ra lâu hơn.
Vì vậy, nếu thấy cứng bụng mẹ chỉ cần từ từ nằm xuống nghỉ. Khi ngồi dậy hay thay đổi tư thế thì cần hết sức chậm rãi và từ từ.
Buổi sáng thức dậy mẹ cần chú ý chuyển sang tư thế nằm nghiêng rồi hãy đứng dậy chứ không nên đứng dậy đột ngột. Điều này sẽ giúp mẹ tránh bị gò cứng bụng hiệu quả.
Ngược lại, nếu mẹ thấy cơn gò cứng bụng xuất hiện nhiều hơn và thường xuyên liên tục trong 2-3 tiếng đồng hồ thì cần đi khám ngay lập tức. Vì đây có thể là cảnh báo sinh sớm mà mẹ không ngờ tới.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!