Khi thai kỳ bước sang tháng thứ 7 (khoảng 24 – 28 tuần), mẹ bầu bắt đầu tiết sữa non. Nhưng nếu mẹ bầu ra sữa non ở tuần 22, đây có phải là sự “đánh động” của cơ thể về những thay đổi bất thường hay không?
Hiện tượng ra sữa non ở tuần 22
Cơ thể mẹ có nhiều biến chuyển để chào đón sự ra đời của bé. Vài tháng trước ngày sinh, mẹ sẽ có hiện tượng ra sữa non. Với nhiều mẹ, sữa non có thể đến sớm hơn, khi thai kỳ bước sang tuần 22.
Sữa non là sữa lưu thông qua tuyến vú của người mẹ trong vòng 72 giờ đầu sau khi sinh con. Thông thường, sữa non chỉ xuất hiện ở hai ngày đầu sau khi sinh con.
Dấu hiệu nhận biết ra sữa non
Hiện tượng bình thường
Ở đầu ti xuất hiện những gợn trắng, thoạt nhìn ngỡ như mụn, chính là dấu hiệu ngầm đầu tiên của việc ra sữa. Sau đó vài ngày hoặc một tuần, mẹ sẽ chính thức tiết sữa.
Tùy vào cơ địa mỗi người, màu sắc sữa non sẽ khác nhau. Có khi màu trắng, vàng đục, vàng nhạt, cam , … Nhưng dù màu nào thì sữa non vẫn có tính chung là đặc dính.
Hiện tượng bất thường
Sữa non có lẫn máu
Cơ thể mẹ phải phát triển nhanh để đáp ứng tốc độ phát triển cực nhanh của thai nhi. Thay đổi lớn trong thời gian ngắn khiến cơ thể mẹ chưa kịp thích nghi. Các mạch máu tập trung dồn về vùng ngực khiến đầu ngực bị căng quá mức. Nếu lượng máu lẫn trong sữa ít, đó là chuyện bình thường. Ngược lại nếu mẹ thấy máu nhiều hơn sữa, hãy lập tức đến ngay bác sĩ điều trị.
Sữa non tiết sớm
Từ tháng 7 trở đi, mẹ bầu ra sữa non là một hiện tượng bình thường. Nhưng nếu mẹ ra sữa non sớm, mẹ nên đi khám.
Ra sữa non ở tuần 22 có nguy hiểm không?
Khi mẹ ra sữa non kèm đau bụng, chảy máu âm đạo, mẹ bầu cần chú ý nồng độ prolactin trong máu. Nếu nồng độ này cao sẽ ức chế một số hoạt động trong cơ thể. Trong đó, có thể kể đến nội tiết tố tuyến yên không tốt cho chức năng nhau thai. Nồng độ prolactin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bào thai. Mẹ nên đi khám ngay để kiểm soát nồng độ prolactin tốt hơn.
Ra sữa non ở tuần 22 có thể xuất phát từ nội tiết tố thay đổi mạnh mẽ trong quá trình mang thai. Một trong những hậu quả nặng nề nhất có thể kể đến tình trạng thai chết lưu.
Mẹ bầu nên làm gì khi ra sữa non ở tuần 22?
Biện pháp tạm thời
Tạo chút áp lực lên đầu ngực
Mẹ có thể ấn nhẹ đầu ngón tay lên đầu ngực, khoanh tay trước ngực, … để hạn chế dòng chảy ra tuôn trào của sữa.
Dùng miếng thấm sữa
Bí quyết này là một “cứu cánh” cho mẹ bầu công sở. Chỉ cần đặt miếng lót thấm sữa vào phía trong áo ngực. Khi mẹ ra sữa non, sữa sẽ được thấm hết vào miếng thấm. Nếu cảm thấy đủ ướt, mẹ nên thay miếng khác.
Mang theo áo ngực dự phòng
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đây là phương án đề phòng trường hợp xấu nhất. Nếu mẹ ra sữa nhiều đến mức chảy ướt áo ngực, mẹ đã yên tâm vì có phương án thay thế.
3 gợi ý chăm sóc ngực cho mẹ bầu
Chọn áo ngực thích hợp
Chất liệu cotton mềm mại và thoáng khí là lựa chọn hàng đầu. Chiếc áo ngực quá chật sẽ khiến mẹ đau nhức, khó thể. Nếu áo rộng lại không đủ sức nâng đỡ cố định vị trí ngực.
Lau bầu ngực bằng khăn bông mềm và nước ấm
Cơ thể mẹ bầu rất nhạy cảm. Trong thai kỳ, mẹ nên tuyệt đối tránh dùng xà phòng hay mỹ phẩm. Độ kiềm cao trong những sản phẩm tẩy rửa sẽ kích ứng vùng da ngực mỏng manh.
Tuyệt đối không nặn ngực
Nhiều mẹ thích nặn ngực để sữa chảy ra nhanh hơn. Nặn không đúng cách sẽ khiến mẹ có nguy cơ nhiễm trùng hoặc viêm vú. Những cơn co tử cung, dễ chuyển dạ sớm sẽ xảy ra nếu mẹ kích thích bầu ngực quá mức.
Được ví như kháng sinh tự nhiên tốt nhất cho trẻ sơ sinh, sữa non luôn được các mẹ chắt chiu từng giọt quý giá. Nếu ra sữa non ở tuần 22, mẹ nên cân nhắc xem mình ra sữa non bình thường hay bất thường để có hướng điều trị nhé. Chúc mẹ tròn con vuông!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!