Khám thai tuần 22 là thời điểm quan trọng giúp các bác sĩ hiểu rõ hơn về sự phát triển hình thái của thai nhi, chẩn đoán tình trạng thai và phát hiện các dị tật (nếu có). Ở lần siêu âm này, mẹ bầu được khuyến cáo nên siêu âm màu (3D-4D).
- Thai nhi 22 tuần phát triển như thế nào?
- Các cơ quan nội tạng của thai nhi khi siêu âm thai 22 tuần
- Bảng chỉ số siêu âm thai 22 tuần
- Mẹ bầu sẽ có những vấn đề sức khỏe nào trong giai đoạn này?
Mang thai đến tuần thứ 22 nghĩa là mẹ bầu sắp bước vào tháng thứ sáu của thai kỳ. Mẹ bầu hãy tận hưởng thời gian này vì tam cá nguyệt thứ 2 luôn được coi là tam cá nguyệt tuyệt vời nhất trong quá trình mang thai.
Thai nhi 22 tuần phát triển như thế nào?
Mẹ sẽ thấy bất ngờ ở lần siêu âm này bởi hình hài của bé sẽ thật rõ nét. Bởi vì lúc này nước ối trong tử cung nhiều trong khi thai nhi đã gần như hoàn thiện và kích thước lại không quá lớn. Ở tuần thai thứ 22, bé yêu đã được khoảng 400g và cao khoảng 27-28cm.
– Mặt: Ở tuần thai này, khuôn mặt thai nhi đã thể hiện rất rõ nét trên màn hình siêu âm. Tùy thuộc vào vị trí nằm của bé trong tử cung của mẹ, bác sĩ có thể phát hiện ra bé bị sứt môi hoặc hở hàm ếch hay không.
– Tay, chân: Những bé ở tuần thai này tay đã đủ dài để có thể chạm vào nhau. Nếu phát hiện cánh tay và xương chân của bé ngắn hơn bình thường, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện tiếp các xét nghiệm chẩn đoán khác, vì đây là 1 trong những dấu hiệu của hội chứng Down.
– Cột sống: Tình trạng cột sống của bé cũng sẽ được đánh giá kỹ lưỡng. Đảm bảo rằng các đốt sống có liên kết tốt với nhau và da có bao bọc lấy đốt sống cuối không. Vì nếu không có những điều này, bé sẽ có thể mắc tật nứt đốt sống hay các khuyết tật xương sống khác.
Các cơ quan nội tạng của thai nhi khi siêu âm thai 22 tuần
Kết quả siêu âm 4D thai 22 tuần vào thời điểm này không chỉ cho mẹ thấy các đặc điểm bên ngoài của khuôn mặt, tay chân bé yêu, mà các bác sĩ còn kiểm tra được tình trạng phát triển của các cơ quan, bộ phận khác.
– Não: Kết quả siêu âm não giai đoạn này sẽ giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng phát triển của não bé. Các bất thường ở đầu và não có thể chỉ ra các khuyết tật nhiễm sắc thể ở thai nhi.
– Tim: Vì khuyết tật tim là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các dị tật bẩm sinh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của thai nhi. Siêu âm thai 22 tuần, các bác sĩ sẽ kiểm tra tim nhằm phát hiện sớm các khuyết tật nếu có.
– Thận, bàng quang: Khi khám thai tuần 22, bác sĩ sẽ kiểm tra xem hai bộ phận này nhằm đảm bảo không có sự tắc nghẽn hay có khuyết tật nào xảy ra.
– Dây rốn. Ngoài việc kiểm tra để chắc chắn bé không bị tình trạng bất thường như “tràng hoa quấn cổ”, dây rốn còn được xem xét nhằm đảm bảo nó có chứa lượng mạch máu trung bình và phát triển bình thường hay không.
– Ngoài ra kiểm tra thai máy cũng sẽ được tiến hành. Tối thiểu cần đạt 3 lần trong một ngày. Mẹ bầu cần phải hết sức lưu ý vấn đề này, hãy thường xuyên quan sát những chuyển động của bé.
Bảng chỉ số siêu âm thai 22 tuần
Thai nhi 22 tuần tuổi là một bước ngoặt rất lớn để minh chứng cho việc bé yêu đang phát triển như thế nào. Dưới đây là bảng chỉ số siêu âm thai 22 tuần chuẩn giúp bác sĩ và mẹ theo dõi chỉ số của con:
Các thông số:
BPD (mm): đường kính lưỡng đỉnh (Biparietal diameter)
FL (mm): chiều dài xương đùi (Femur length)
AC (mm): chu vi bụng (Abdominal circumference)
HC (mm): chu vi đầu (Head circumference)
EFW (g): cân nặng thai nhi ước tính (Estimated Fetal Weight)
Nếu các chỉ số siêu âm thai khi khám thai tuần 22 tuần vượt quá ngưỡng cho phép trong bảng này mẹ bầu sẽ được bác sĩ nhắc nhở và tư vấn nếu thai nhi có bất ổn. Bác sĩ sẽ hẹn lịch cụ thể để mẹ bầu kiểm tra lại bằng tiến hành siêu âm hoặc các xét nghiệm chuyên sâu.
Mẹ bầu sẽ có những vấn đề sức khỏe nào trong giai đoạn này?
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, giai đoạn này cân nặng của em bé sẽ tăng nhanh chóng và mẹ bầu cần kiểm soát việc tăng cân đúng chuẩn. Mẹ hãy tránh để thừa cân béo phì vì có thể sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe.
Mẹ bầu 22 tuần sẽ gặp tình trạng nuốt nước bọt thường xuyên. Hiện tượng này hết sức bình thường, mẹ cũng không cần phải lo lắng quá nhiều mà hãy tìm cách khắc phục như ngậm các loại kẹo bạc hà, kẹo cao su và chuẩn bị sẵn khăn giấy.
Mẹ sẽ thấy tình trạng rạn da bụng, hông, đùi bắt đầu nặng hơn khi em bé ngày càng lớn lên. Mẹ hãy bôi kem dưỡng da thường xuyên để tình trạng được cải thiện.
Chúc các mẹ có một thai kỳ khoẻ mạnh!
Nguồn thông tin: Sự phát triển của thai nhi 22 tuần tuổi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!