X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Cẩm nang mẹ bầu: Tuần thứ 24 thai kỳ

Mất 6 phút để đọc
Cẩm nang mẹ bầu: Tuần thứ 24 thai kỳCẩm nang mẹ bầu: Tuần thứ 24 thai kỳ

Con của bạn, bây giờ dài bằng một trái bắp, đã có lông mi. Đối với bạn, ham muốn của bạn có thể giảm vì tất cả những cảm giác khó chịu bạn đang cảm thấy trong thời gian thai kỳ. Hãy tránh suy nghĩ về những khó chịu này bằng cách đầu tư năng lượng vào việc lên kế hoạch sinh con (càng chi tiết càng tốt) và bắt đầu nghĩ đến tên cho bé, nếu bạn chưa có một cái tên cụ thể.

Thai 24 tuần sẽ khiến bụng của mẹ lớn rất nhanh và đến thời điểm này, có lẽ bạn khó mà nhìn thấy đầu gối mình khi đứng thẳng. Thai nhi đã có thể sống sót nếu phải sinh ở tuần 24, tất nhiên bé cần phải thở máy nếu bắt buộc phải ra đời sớm. Mẹ hãy đọc để tìm hiểu thêm:

  • Sự phát triển của thai 24 tuần
  • Triệu chứng bà bầu thường gặp khi thai 24 tuần
  • Lời khuyên cho mẹ bầu thai 24 tuần

Sự phát triển của thai 24 tuần

Thai 24 tuần có biết bé cưng trong bụng đang phát triển với tốc độ kỳ diệu không nào? Ở tuần thai này, cơ thể bé có những đặc điểm như sau:

thai-24-tuan

  • Cân nặng của thai nhi 24 tuần đã vào khoảng 680g, chiều dài từ đầu đến gót chân bé lúc này đạt khoảng 34cm. Bé không còn gầy nữa mà bắt đầu tích mỡ, làn da nhăn nheo dần căng ra
  • Khuôn mặt của bé bây giờ đã được hình thành hoàn toàn. Tai đã được định hình rõ ràng, và bây giờ bé có thể nghe nhạc rất rõ ràng
  • Dù chân tay đã có thể duỗi ra, hầu hết thời gian em bé vẫn co người lại, gấp hết cả chân lên và bàn chân thì ép vào mông
  • Đôi mắt và lông mi của bé cũng được hình thành hoàn chỉnh, mặc dù mí mắt vẫn còn đóng lại. Bé cũng sẽ bắt đầu phát triển các REM (chuyển động nhanh của mắt) trong tuần này
  • Não của bé đang phát triển nhanh chóng
  • Vị giác cũng đang hình thành
  • Phổi của bé đang phân nhánh và trở nên phức tạp hơn
  • Lượng nước ối được sản sinh trong thời gian này không nhiều như cách đây mấy tuần. Em bé đã lớn hơn, mà lại không có lượng nước ối lớn làm lớp đệm dày, vậy nên mẹ bầu sẽ cảm giác rất rõ những cú đạp của con khi thai 24 tuần

Triệu chứng bà bầu thường gặp khi thai 24 tuần

Những thay đổi thường gặp ở tuần thai này là:

  • Giảm ham muốn tình dục

Chiếc bụng ngày càng to ra khiến bà bầu  luôn thấy mệt mỏi và đau đớn khi quan hệ. Ham muốn của mẹ sẽ giảm mạnh vào giai đoạn này.

  • Táo bón

Vì đang mang thai, nên ruột già sẽ giữ thức ăn trong hệ thống tiêu hóa của mẹ lâu hơn, thai nhi có thời gian hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng. Chính điều này lại là nguyên nhân khiến bà bầu  bị táo bón thường xuyên. Để cải thiện, mẹ hãy uống nhiều nước lọc và nước trái cây nhé.

thai-24-tuan

  • Đau bụng dưới

Ở giai đoạn thai nhi 24 tuần, tử cung của mẹ bầu tiếp tục mở rộng khiến dây chằng cũng ngày càng căng và có thể gây ra một số cơn đau. Việc xuất hiện các cơn đau bụng dưới là điều khá bình thường, nhưng nếu mẹ bị sốt, ớn lạnh hoặc chảy máu, thì cần đến ngay bệnh viện sản khoa để thăm khám và kịp thời điều trị nếu có bất thường.

  • Hội chứng ống cổ tay (Carpal Tunnel Syndrome)

Hội chứng ống cổ tay xuất hiện nhiều ở thai phụ đang làm những công việc đòi hỏi phải có chuyển động tay lặp đi lặp lại như đánh máy, chơi đàn piano… Mẹ nên tránh đè lên tay khi ngủ, hãy tập các động tác giúp thư giãn cổ tay thường xuyên trong khi làm việc.

  • Ngứa và mẩn đỏ lòng bàn tay, bàn chân

Chính các hormone thai kỳ là thủ phạm khiến lòng bàn tay và cả lòng bàn chân của mẹ  ửng đỏ, kèm theo ngứa một cách ngẫu nhiên. Tuy triệu chứng này khá phổ biến nhưng mẹ cần cho bác sĩ sản khoa biết để tránh gặp phải biến chứng ứ mật hiếm gặp.

  • Mẹ bầu thai 24 tuần thường đau nửa đầu

Đau nửa đầu ở mẹ bầu khi thai 24 tuần đôi khi kèm theo buồn nôn hoặc thay đổi thị lực. Để biết đâu là nguyên nhân gây bệnh, mẹ nên ghi lại nhật ký về những món đã ăn, các nơi đã đến và việc đang làm trước khi xuất hiện cơn đau nửa đầu này và trình bày với bác sĩ.

thai-24-tuan
  • Tầm nhìn kém đi

Hormone thai kỳ có thể gây giảm sản xuất nước mắt, khiến mắt dễ bị kích ứng, và tăng tích tụ chất lỏng trong mắt làm cho thị lực mẹ bầu tạm thời bị thay đổi. Tầm nhìn lúc này của mẹ sẽ bị mờ và sẽ trở lại bình thường như ban đầu ngay sau khi sinh, mẹ không cần phải đi khám mắt và thay đổi một chiếc kính mới trong giai đoạn này đâu!

  • Xuất hiện cơn co thắt Braxton Hicks thường xuyên hơn

Những cơn co thắt Braxton Hicks này khiến cho dạ con của bạn co cứng lại vào những lúc bất chợt. Mẹ sẽ gặp tình trạng này nhiều hơn sau mỗi lần cúi người xuống, đứng thẳng lên, sau khi quan hệ tình dục và khi leo cầu thang.

  • Hạ huyết áp khi thay đổi tư thế

Chứng hạ huyết áp khi thay đổi tư thế rất thường gặp ở mẹ bầu. Mẹ hãy ngồi ở thành giường một vài phút trước khi đứng lên ra khỏi giường. Trong trường hợp thấy choáng váng như thể sắp ngất xỉu, hãy cúi đầu mình vào giữa 2 chân và gọi ai đấy gần mình nhờ giúp đỡ. Hoặc ngồi xuống sàn cho tới khi bạn cảm thấy bình thường trở lại.

Lời khuyên cho mẹ bầu thai 24 tuần

  • Xét nghiệm đường huyết
thai-24-tuan
  • Bổ sung protein: Phụ nữ mang thai phải được cung cấp khoảng 75 gr protein mỗi ngày.
  • Theo dõi cân nặng: Hầu hết phụ nữ cần tăng 11 – 16 kg cho cả thai kỳ, tăng trung bình 450 gr mỗi tuần, song con số tiêu chuẩn này có thể thay đổi nhẹ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác.
  • Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu sắt như các loại rau xanh như cải bó xôi, các loại cá như cá hồi, cá mòi, thịt gia cầm và thịt đỏ.
  • Mẹ bầu thai 24 tuần nên duy trì thói quen tập thể dục đều đặn. Điều này giúp sản phụ giảm nguy cơ bị tiểu đường. Nhưng hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử tập bất cứ bài tập nào.
  • Nghĩ đến việc đặt tên cho con, 24 tuần cũng là thời điểm mẹ nên bắt đầu tìm cho con 1 cái tên thật đẹp.
  • Dành nhiều thời gian hơn cho ông xã, trân trọng những gì đang trải qua và chia sẻ với chồng những cảm xúc hay thay đổi mà em bé mang lại.
Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Michelle Le

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • Cẩm nang mẹ bầu: Tuần thứ 24 thai kỳ
Chia sẻ:
  • Thai 5 tuần đã có tim thai chưa? Thai đã vào tử cung hay chưa?

    Thai 5 tuần đã có tim thai chưa? Thai đã vào tử cung hay chưa?

  • Bầu 14 tuần: Sự phát triển của bé và cẩm nang chăm sóc mẹ bầu

    Bầu 14 tuần: Sự phát triển của bé và cẩm nang chăm sóc mẹ bầu

app info
get app banner
  • Thai 5 tuần đã có tim thai chưa? Thai đã vào tử cung hay chưa?

    Thai 5 tuần đã có tim thai chưa? Thai đã vào tử cung hay chưa?

  • Bầu 14 tuần: Sự phát triển của bé và cẩm nang chăm sóc mẹ bầu

    Bầu 14 tuần: Sự phát triển của bé và cẩm nang chăm sóc mẹ bầu

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn