Cách nấu cháo cá cho bé khó ở chỗ làm sao để khử được hết mùi tanh và kết hợp với các rau củ khác sao cho ngon miệng nhất. Mời các mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây để bỏ túi thêm mẹo vặt giúp con trẻ ngon miệng khi ăn nhé!
- Khi nào con có thể ăn cá?
- Cách nấu cháo cá cho bé và những lưu ý
- Cháo cá lóc khoai lang ăn dặm
- Cháo cá quả với đậu xanh
- Cháo cá chép cà rốt
- Cháo cá hồi thơm ngon hấp dẫn
- Cháo cá rô cải xanh
Khi nào con có thể ăn cá?
Khi nào bé ăn dặm được thịt cá? Ngay sau khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, thường là khi được khoảng 9 tháng tuổi trở lên thì mẹ có thể bổ sung cá vào thực đơn cho con. Cá là nguồn cung cấp axit béo omega-3 tốt cho não bộ nhưng đây là một trong những thực phẩm gây dị ứng hàng đầu. Vì vậy nếu bé bị chàm mãn tính hoặc dị ứng thực phẩm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi con ăn cá nhé.
Bộ phận Dị ứng và Miễn dịch học của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết đa số các bé bị chàm nhẹ, hoặc tiền sử gia đình bị dị ứng thực phẩm hoặc có bệnh hen suyễn vẫn có thể bắt đầu ăn các loại thực phẩm như cá sau khi được làm quen với một vài loại thực phẩm ít gây dị ứng hơn (chẳng hạn như ngũ cốc, rau và trái cây) mà không có tình trạng dị ứng.
Bạn có thể chưa biết:
Cách nấu cháo cá cho bé và những lưu ý
Thêm ngũ cốc vào cháo
Nếu các mẹ muốn ứng dụng cách nấu cháo cá cho bé ăn dặm thì không nên cho thêm ngũ cốc vào cháo bởi, ngũ cốc là loại thực phẩm khó tiêu đối với hệ tiêu hóa của bé.
Chỉ khi bé ngoài 6 tháng tuổi bạn mới nên cho bé ăn ngũ cốc nấu nhừ. Các mẹ nên lưu ý cách nấu cháo cá cho bé ăn dặm nhé!
Nấu cháo ăn cả ngày
Dù rất bổ dưỡng nhưng bạn cũng không nên nấu quá nhiều. Vì bận rộn, nhiều mẹ thường nấu một bữa và để bé ăn nhiều bữa. Tuy nhiên, cách làm này hoàn toàn sai lầm.
Nếu cháo cá để quá lâu vẫn sẽ bị tanh, nguồn dinh dưỡng trong cháo cũng giảm dần. Điều này sẽ khiến bé chán ăn, không ăn nữa.
Nếu muốn dùng cách nấu cháo cá cho bé mà vẫn tiết kiệm được thời gian, các mẹ nên nấu sẵn một nồi cháo trắng và chế biến phần cá riêng. Đến khi ăn mới nấu chung với nhau để giữ được trọn vẹn hương vị cũng như chất dinh dưỡng.
Cho quá nhiều loại gia vị khi chế biến
Nhiều mẹ quên mất rằng, khi còn ít tuổi, bé sẽ khó phân biệt được độ mặn, nhạt của món ăn. Vì thế, các mẹ thương nêm nếm “vừa miệng” mẹ. Điều này có thể khiến bé bị đau bụng và khó chịu ở dạ dày và quan trọng nhất không nên bỏ quá nhiều dầu ăn hay nêm nhiều gia vị.
Lưu ý, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, các mẹ không nên sử dụng quá nhiều gia vị nấu thức ăn cho bé như: Muối, bột ngọt, hạt nêm…Vì hệ tiêu hóa của trẻ không giống người lớn, nếu sử dụng quá nhiều chất bảo quản sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho trẻ. Mẹ nên biết cách tận dụng lấy chất ngọt từ rau củ hoặc thịt cá để trẻ có bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến bé biếng ăn, thậm chí bị suy dinh dưỡng. Tốt nhất, mẹ nên nấu cháo cá thật nhạt để bé có thể ăn được nhiều và cảm nhận được hương vị của từng loại nguyên liệu. Đây là cách nấu cháo cá cho bé ăn dặm mẹ nên lưu ý.
Đây là thời điểm vị giác của bé bắt đầu phát triển hơn nên cần được nhận diện từng vị khác nhau, tránh trộn mọi thứ lại cùng nhau sẽ khiến bé ngán.
Một số cách sơ chế giảm mùi tanh của cá
Làm sạch cá: Hãy bỏ nội tạng, đánh sạch vảy cá, bỏ vây và làm sạch phần máu cũng như màng trắng đục trong bụng cá.
Dùng nước muối hoặc nước vo gạo: Pha loãng nước muối để ngâm cá khoảng 15 phút hoặc ngâm trong nước vo gạo, sau đó rửa sạch. Cá nào tanh nhiều bạn có thể chà muối hạt lên thịt cá.
Sử dụng chanh và giấm: Pha một ít nước lạnh và giấm, cho cá đã làm sạch vào rửa lại để khử mùi tanh hiệu quả. Một cách khác là pha loãng nước cốt chanh, ngâm cá vào đó vài phút rồi làm sạch cá.
Dưới đây là 5 công thức nấu cháo cá giúp bé ăn ngon miệng:
1. Cháo cá lóc khoai lang ăn dặm
Bé ăn cháo cá chép có tác dụng gì? Cháo cá rất thích hợp với trẻ vì rất dễ ăn. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nếu ăn cháo cá hàng ngày sẽ tránh nguy cơ bị bệnh hen suyễn. Bạn có thể áp dụng cách nấu cháo từ ngũ cốc hoặc gạo tẻ đều được.
Ảnh: paleoonthego.com
Nguyên liệu: Cháo trắng, khoai lang, 100g cá lóc phi lê, nấm rơm, tỏi, hành, tiêu, hạt nêm, mùi tàu.
Cách chế biến cháo cá cho bé ăn dặm: Sơ chế sạch cá đem ướp với gừng để khử mùi tanh. Đem cá vào hấp sau đó lọc sạch xương. Phi thơm tỏi, cho nấm xay nhỏ và cá vào xào chung nêm nếm gia vị vừa đủ ăn. Sau đó bỏ khoai và cháo vào hầm kỹ cho nhừ, đổ cháo ra bát và cho hành mùi tàu xay mịn lên trên.
2. Cháo cá lóc cho bé với đậu xanh
Nguyên liệu:
- 1 bát gạo trắng, 400 g cá lóc (cá quả), 1 nắm đậu xanh
- Hành khô, hành lá, mùi, gừng, nước mắm
Cách chế biến cháo cá cho bé ăn dặm:
- Ngâm đậu xanh và gạo cho mềm, rồi cho cháo vào Cá quả làm sạch, lọc thịt thái miếng mỏng rồi ướp với mắm, muối và gừng. Xương cá sau khi lóc thì cho vào nồi luộc sơ qua rồi giã lọc lấy nước.
- Bóc hành khô băm nhỏ rồi cho chảo và dầu lên bếp đun nóng. Phi cho hành thơm thì cho cá vào ướp xào chín, nêm gia vị cho vừa miệng.
- Cho cá vào cháo đã ninh chín nhừ, múc ra bát rồi rắc rau thơm lên để tạo cho món cháo đẹp mắt hơn.
3. Cháo cá chép cà rốt
Nguyên liệu: Cà rốt, cá chép 30g, 1/2 thìa cà phê rong biển tươi, 1/2 thìa cà phê bột gạo/bột năng
Cách làm:
- Cà rốt gọt vỏ, hấp chín rồi tán nhuyễn. Rong biển rửa sạch bằng nước lạnh, đun lửa to
- Cá rửa sạch, hấp chín, bỏ xương, tán nhuyễn bằng thìa hoặc dĩa
- Cho nước vào nồi, tiếp tục cho cá, cà rốt, rong biển vào, nấu trong 3 phút. Cuối cùng cho bột năng/bột gạo vào khuấy đều. Đun sôi bồng thì tắt bếp. Cháo cá chép cho bé thơm ngon đã hoàn thành.
Bạn có thể chưa biết:
4. Cháo cá hồi thơm ngon hấp dẫn
Nguyên liệu:
- Cá hồi phi lê: 220g
- Đậu xanh: 10g
- Hạt sen: 10g
- Gạo nếp ngon
- Tỏi tây: 2 nhánh
- Hành tím: 2 củ
- Gừng: 1 củ
- Tỏi: 1 củ
- Hành lá, lá chanh, rau mùi
- Gia vị: Muối, hạt nêm, đường phèn, nước mắm, dầu mè
Ảnh: Pasgo
Cách nấu cháo cá hồi cho bé không bị tanh
Sơ chế nguyên liệu
- Để nấu cháo cá không tanh cần rửa sạch cá hồi, cho vào bát để ướp với dầu mè, nước mắm, hạt nêm, gừng, hành tím, lá chanh thái nhỏ, rau mùi. Ướp trong khoảng 15 phút rồi luộc chín.
- Khi cá chín, bạn gỡ thịt cá để nguội. Luộc cá hồi trước khi nấu giúp thịt cá thơm ngon và không bị tanh.
- Hạt sen có thể dùng hạt sen khô hoặc tươi. Nếu hạt sen tươi bạn rửa sạch, để ráo. Nếu hạt sen khô, bạn ngâm nước cho mềm, rồi vớt ra để ráo.
- Vo sạch gạo, để ráo nước. Sau đó, bắc chảo lên bếp và rang sơ phần gạo nếp.
- Tỏi tây rửa sạch, nướng sơ trên lửa.
Nấu cháo
- Cho gạo đã rang vào nồi nước luộc cá, đun sôi với lửa nhỏ đến khi cháo nhừ. Cho tiếp đậu xanh, hạt sen vào
- Khi cháo sôi, cho hành tím và tỏi tây thái nhỏ vào nồi để giúp cháo thơm ngon hơn.
- Tán nhuyễn thịt cá hồi đã gỡ, phi thơm hành tỏi và cho cá hồi vào xào săn, nêm thêm 1 muỗng cà phê hạt nêm cho đậm đà.
- Khuấy đều tay để cháo không bị vón cục và bị khét đáy nồi. Khi thấy cháo, đậu xanh và hạt sen nhừ, cho cá đã xào vào và nêm nếm lại với hạt nêm cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp.
5. Cháo cá rô cải xanh
Nguyên liệu:
- Cá rô, rau cải xanh, gạo, gừng tươi, hành khô, nước mắm, dầu ăn.
Cách nấu cháo cá cho bé không bị tanh
- Làm sạch cá rồi luộc chín, gỡ lấy thịt. Sau đó mẹ lấy phần xương ninh cho ngọt nước, chắt lấy nước cốt, dập gừng cho vào nước để khử mùi tanh của cá.
- Rau cải rửa sạch, thái nhỏ.
- Phần thịt đem xào với hành khô và nêm gia vị cho vừa đủ. Tiếp theo, cho cá vào cùng với cháo ninh nhừ đun sôi rồi cho rau cải vào khuấy chín. Như vậy mẹ đã có một tô cháo cá rô rau cải thơm ngon.
Theo theAsianparent Singapore
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!