Bà bầu bị đau lưng là một tình trạng thường gặp ở các mẹ bầu, để cải thiện triệu chứng này mẹ có thể tập thể dục thường xuyên, ngủ đúng tư thế…
- Nguyên nhân bà bầu bị đau lưng
- Các biện pháp khắc phục tình trạng đau lưng ở mẹ bầu
Nguyên nhân bà bầu bị đau lưng
Mang thai là một hành trình thiêng liêng nhưng cũng nhiều cam ro của người phụ nữ. Vì khi đó họ phải chịu đựng những cơn đau, sự suy giảm sức khỏe để nuôi dưỡng, đùm bọc một sinh linh bé bỏng ngay trong chính cơ thể của mình. Một trong những triệu chứng mẹ bầu hay gặp phải chính là đau lưng, tùy vào thể trạng của từng người mà mức độ đau sẽ khác nhau,do sự phát triển của thai nhi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng cột sống cũng như vùng xương chậu của mẹ. Vùng thường bị đau nhất là vùng thắt lưng và khớp vùng chậu. Trong thời gian này, người mẹ cũng tiết ra hóc-môn làm giãn nở vùng chậu, kéo theo tác động đến các dây chằng và làm lỏng lẻo khớp xương gây ra đau lưng. Bên cạnh đó, để giữ thăng bằng trong lúc di chuyển, bà bầu thường phải ngả người về phía sau, dùng tay nâng đỡ phần lưng khiến lưng chịu áp lực lớn. Tư thế này làm cho cột sống bị cong, dẫn đến tổn thương và đau lưng.
Nội tiết tố thai kỳ là một trong những nguyên nhân gây đau lưng
Mẹ có thể quan tâm:
Liệu rằng các cơn đau khi mang thai có thật sự nguy hiểm như các mẹ vẫn thường lầm tưởng?
Khi mới mang thai có bị đau lưng không? Lý do là gì?
Các nguyên nhân khác gây đau lưng khi mang thai
- Tăng cân: Khi thai nhi khỏe mạnh, mẹ bầu thường sẽ tăng từ 11 đến 15 kg. Việc này là nguyên nhân đau lưng ở bà bầu, khi cột sống phải nâng đỡ trọng lượng quá lớn nên gây ra các cơn đau lưng.
- Cơ bụng bị yếu: Các cơ ở vùng bụng sẽ bị căng ra và yếu đi khi mang thai. Điều này có thể khiến tình trạng đau lưng trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là khi tập thể dục hoặc vận động.
- Căng thẳng: Mẹ bầu bị căng thẳng có thể gây căng cơ ở lưng và thắt lưng dẫn đến các cơn đau lưng sẽ bị nặng hơn.
Các biện pháp khắc phục tình trạng đau lưng ở mẹ bầu
Dưới đây là các hoạt động mà mẹ có thể tham khảo để giảm đau lưng khi mang thai:
Tập thể dục thường xuyên
Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Tập thể dục hàng ngày với cường độ nhẹ có thể tăng sự linh hoạt và cơ bắp, đặc biệt khi các mẹ tập cơ ở vùng eo, bụng dưới và chân. Ngoài ra, các hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc yoga cũng mang lại lợi ích cho mẹ bầu khi bị đau lưng.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất kỳ bài tập thể dục hoặc các hoạt động thể chất nào, mẹ nên đến bác sĩ để được cho lời khuyên. Việc này sẽ đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Tránh thói quen ngồi hoặc đứng quá lâu
Cách giảm đau lưng ở mẹ bầu? Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị đau lưng nếu ngồi hoặc đứng quá nhiều. Do đó, mẹ nên thay đổi các tư thế thường xuyên, tránh việc đứng hoặc ngồi quá đột ngột. Đồng thời, trong giai đoạn mang thai, bà bầu cần được nằm nhiều hơn.
Đứng hoặc ngồi nhiều làm mẹ bầu bị đau lưng
Duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng
Phụ nữ mang thai cần duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng. Một khi trọng lượng cơ thể bị dư thừa, nguy cơ đau lưng trong thời kỳ bầu bí sẽ tăng.
Ngủ đúng tư thế
Phụ nữ mang thai được khuyên nên ngủ nghiêng và không được nằm ngửa. Khi ngủ, mẹ bầu có thể gập một đầu gối và kê một chiếc gối dưới đó. Ngoài ra, gối cũng cần được đặt ở những vị trí khác trên cơ thể như bụng và lưng để tránh gây mỏi.
Không sử dụng giày cao gót
Mẹ bầu nên mang giày đế bằng, thoải mái khi đi du lịch và không được đứng quá lâu. Nếu sử dụng giày cao gót, nguy cơ mẹ bầu bị đau lưng sẽ cao hơn.
Mẹ có thể quan tâm:
Bầu 6 tháng bị đau lưng có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
Bà bầu tháng cuối đau lưng dữ dội có phải sắp sinh hay cảnh báo nguy hiểm?
Nếu có những cơn đau ở vùng thắt lưng phía dưới xương sườn kèm theo sốt, buồn nôn và tiểu ra máu, mẹ nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Đây có thể là triệu chứng thận bị nhiễm trùng.
Mẹ bầu nên đi giày bệt để giảm tình trạng đau lưng
Lời kết
Đau lưng là một điều bình thường và có thể giảm tình trạng này bằng những các trên. Tuy nhiên, nếu cơn đau lưng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc trở nên tồi tệ hơn, mẹ nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị. Điều này sẽ tránh được những tình huống xấu xảy ra với con.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!