Bà bầu bị đau là tình trạng hầu như thai phụ nào cũng phải trải qua. Các cơn đau xuất hiện ở nhiều bộ phận của cơ thể và xảy ra ở bất kỳ tuần thai nào.
Mang thai là một hành trình thú vị vì trong 9 tháng 10 ngày, bạn đã trải qua rất nhiều sự thay đổi: Hình dáng và nội tiết tố. Khi mang bầu, mẹ sẽ thường xuyên có những cơn đau kỳ lạ. Đôi khi những cơn đau sẽ khá mạnh hoặc bình thường và mẹ phải tập làm quen với điều đó. Cùng theAsianparent Việt Nam tìm hiểu nguyên nhân gây ra các cơn đau đó nhé!
- Đau háng
- Đau bụng do khí hư nhiều
- Đau bụng do tử cung co bóp
- Đau vùng ngực
- Đau bụng trong tam cá nguyệt đầu tiên
- Đau bụng dữ dội trong tam cá nguyệt thứ ba
- Đau bụng phía trên bên phải
- Bụng to và đau lưng
- Đau đầu thường xuyên, bà bầu bị đau đầu buồn nôn
Đau háng
Bà bầu bị đau vùng háng, bẹn và các cơ vùng chậu khi phải nâng đỡ sức nặng của em bé trong bụng. Đôi khi mẹ sẽ bị đau nhức, ê ẩm và cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn khi mẹ thay đổi tư thế nhanh chóng như đứng lên, ngồi xuống. Tuy nhiên, đây là cơn đau chung của các mẹ trong thời kỳ bầu bí.
Khám phá thêm:
Đau bụng do khí hư nhiều
Sự gia tăng nội tiết tố nữ progesterone trong quá trình mang thai dễ gây ra khí hư cho bà bầu. Do đó, mẹ thường bị đau và tức bụng nhưng triệu chứng này không quá nguy hiểm. Mẹ đừng lo lắng nhé!
Đau bụng do tử cung co bóp
Cơn đau do tử cung co bóp tương tự như cơn đau khi hành kinh. Tử cung co bóp sẽ khiến bà bầu bị đau bụng dưới trong thời gian ngắn rồi biến mất. Tuy nhiên, mẹ bầu nên cẩn thận với những cơn đau này. Nếu mẹ thường xuyên bị đau và các cơn đau có sự bất thường thì mẹ phải nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.
Mẹ bị đau bụng do tử cung co bóp
Đau vùng ngực
Trong thời gian mang thai, ngực của mẹ sẽ to ra. Sau đó, ngực sẽ bị đau và cứng khớp giống như mẹ bị hành kinh trong thời kỳ kinh nguyệt. Mang thai càng lâu thì bầu ngực của mẹ càng căng, tuyến vú to hơn và lượng máu nuôi dưỡng bầu vú sẽ nhiều hơn.
Đau bụng trong tam cá nguyệt đầu tiên
Nếu bị đau bụng trong ba tháng đầu có thể mẹ đang mang thai ngoài tử cung. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự thụ tinh của tinh trùng vào trứng được cấy ghép bên ngoài khoang tử cung (thụ tinh trong ống dẫn trứng) hoặc nội mạc tử cung phát triển không đúng chỗ đặt vòng tránh thai trong quá trình thụ tinh. Thậm chí, những người từng phẫu thuật vùng bụng cũng có thể bị tình trạng này. Khi bị đau ở một bên dưới bụng, mẹ cần nhanh chóng gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Mẹ nên gặp bác sĩ khi bị đau bụng trong tam cá nguyệt đầu tiên
Đau bụng dữ dội trong tam cá nguyệt thứ ba
Khi bị đau bụng dữ dội trong giai đoạn này, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ bị đau bụng vì các nguyên nhân khác nhau như: vấn đề về gan, co thắt, viêm tụy,…
Đau bụng phía trên bên phải
Đau bụng ở phía trên bên phải có thể liên quan đến chứng tiền sản giật liên quan đến huyết áp cao và protein trong nước tiểu. Khi có triệu chứng. mẹ bầu cần được theo dõi và giám sát chặt chẽ. Nếu không kiểm tra gắt gao, nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu là rất cao
Bụng to và đau lưng
Bụng càng lớn các cơn đau lưng sẽ xuất hiện càng nhiều. Điều này có thể dẫn đến bệnh đau lưng mãn tính. Vì vậy, mẹ phải thường xuyên thay đổi tư thế ngồi để giảm tình trạng này.
Khám phá thêm:
Mách bạn chọn 4 loại gối ngủ cho bà bầu êm giấc suốt thai kỳ, không lo đau vai gáy
Đau đầu thường xuyên
Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ sẽ tăng lên để nuôi thai nhi. Do đó, nó có thể gây ra tình trạng cứng động mạch dẫn đến mẹ thường xuyên bị đau đầu. Tuy nhiên, cơn đau này không quá nguy hiểm nên mẹ đừng lo lắng.
Cách giảm đau đầu khi mang thai
- Uống trà gừng nóng: Gừng sẽ có công dụng kháng viêm và giảm đau cho bà bầu mà không cần dùng thuốc
- Dùng túi chườm: Chườm lạnh ở cổ sẽ giảm các cơn đau đầu do căng thẳng, stress
- Tắm nước nóng: Cách này sẽ giảm tạm thời các cơn đau nửa đầu. Hoặc bạn có thể rửa mặt nhiều lần bằng nước lạnh. Nếu bị đau nhức cả đầu, hãy tắm nước ấm dưới vòi sen.
- Dùng tinh dầu: Mẹ có thể dùng tinh dầu bạc hà, oải hương, quế…
- Tập thể dục: Duy trì tập luyện thể dục sẽ giúp máu huyết lưu thông, giảm bớt áp lực
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Mẹ hãy tránh bị đói khi mang thai gây hạ đường huyết dẫn đến đau đầu.
Mẹ bầu đừng lo lắng khi bị đau đầu trong thời kỳ mang thai
Nếu các cơn đau xảy ra và làm mẹ không thoải mái thì mẹ hãy liên lạc với bác sĩ để được kiểm tra và điều trị hợp lý. Một số cơn đau thường xảy ra trong giai đoạn mang thai và không nguy hiểm. Vì vậy, mẹ đừng quá lo lắng. Chúc mẹ và bé luôn khỏe!
Theo theAsianparent Thái Lan
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!