Bà bầu bị căng cứng bụng trong thai kỳ là: kích thước thai nhi lớn, hệ tiêu hóa có vấn đề, mẹ bầu ăn nhiều, sự chuyển động của thai nhi và đau dây chằng tròn. Để giải quyết những vấn đề trên, bạn cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục thường xuyên. Trường hợp bị nhau bong non sớm, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Từ khi mang thai cho đến lúc có con, bụng bầu của bạn đã trải qua nhiều sự thay đổi. Sự giãn rộng của tử cung trong 9 tháng mang thai buộc bụng của mẹ phải thay đổi để thích nghi với em bé đang lớn. Một trong những thay đổi mà bạn phải trải qua là tình trạng bụng bị căng cứng. Nó thường bắt đầu ở cuối tam cá nguyệt thứ hai. Một số mẹ cảm thấy triệu chứng này đến sớm khi thai được 12 tuần. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng bà bầu bị căng cứng bụng? Cùng theAsianparent Việt Nam lý giải trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Nguyên nhân bà bầu bị căng cứng bụng
- Triệu chứng
- Biện pháp khắc phục
Nguyên nhân bà bầu bị căng cứng bụng
1. Nhau bong non
Đây là hiện tượng nhau thai tự tách ra khỏi thành tử cung, dẫn đến tử cung bị cứng lại. Điều này làm cho bà bầu hay bị căng cứng bụng . Nếu tình trạng bụng căng cứng thường xuyên xảy ra và không có dấu hiệu giảm, mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Bạn có thể chưa biết:
Giải mã hiện tượng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 8
Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 9 có nguy hiểm không?
Thực chất, nhau bong non là hiện tượng bình thường trong quá trình sinh nở. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra trước thời điểm sinh thì thai nhi có thể gặp nguy hiểm. Mặc dù vậy, điều này khá hiếm gặp và chỉ xảy ra khoảng 1,5% các trường hợp mang thai trên thế giới.
Nhau bong non là hiện tượng bình thường trong quá trình sinh đẻ
2. Kích thước thai nhi lớn
Trong thời gian mang thai, kích thước tử cung của bạn phát triển từ một quả đào thành một quả dưa hấu. Khi tử cung giãn rộng sẽ ép vào thành bụng, làm mẹ bầu cảm thấy bụng mình khó chịu và bị căng cứng. Cùng với cảm giác căng cứng, một số chị em còn bị những triệu chứng khác như buồn nôn, chướng bụng. Khi gặp tình trạng này, mẹ bầu nên bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên.
3. Hệ tiêu hóa có vấn đề
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên bổ sung những dưỡng chất cần thiết giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mặc dù vậy, ngay cả khi có một chế độ ăn uống lành mạnh, bạn vẫn bị táo bón thai kỳ. Tình trạng này không xuất phát từ những thực phẩm bạn bổ sung vào cơ thể mà do tử cung liên tục ép vào ruột. Thêm vào đó, hormone progesterone liên tục giải phóng cản trở khả năng tiêu hóa trong cơ thể. Tất cả những yếu tố trên làm bà bầu bị căng cứng bụng trong thời gian mang thai. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ trong khẩu phần ăn và uống nước đầy đủ.
Mặc dù có chế độ ăn uống lành mạnh, bạn vẫn bị táo bón thai kỳ
4. Sự chuyển động của thai nhi
Có bầu bị căng cứng bụng, vì sao? Thai nhi đạp là dấu hiệu cho thấy con đang khỏe mạnh và phát triển bình thường trong bụng. Thai nhi càng lớn, bạn càng cảm nhận những chuyển động của con rõ hơn. Nếu em bé trở nên hiếu động thì bụng của mẹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mỗi lần con đạp mạnh ở trong, bụng của bạn sẽ bị căng cứng và phản ứng lại với những cú đạp đó. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu này không kéo dài lâu và mẹ bầu có thể vượt qua được.
Bạn có thể chưa biết:
Mang thai tháng cuối bụng căng cứng có phải là dấu hiệu sắp sinh không?
Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
5. Mẹ bầu ăn nhiều
Nhiều người cho rằng, mẹ bầu phải ăn cho cả mẹ lẫn con để em bé phát triển khỏe mạnh trong bụng. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm. Lúc này, hệ tiêu hóa của con còn nhỏ và chưa hình thành. Vì vậy, việc bổ sung thức ăn cho hai người hoàn toàn không có ý nghĩa.
Một số mẹ bầu thèm ăn trong thời gian mang thai, dẫn đến tình trạng nạp nhiều thức ăn vào cơ thể. Điều này làm thai phụ cảm thấy bụng căng cứng và khó chịu. Để giải quyết vấn đề trên, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn để bụng được nghỉ ngơi và có thời gian tiêu hóa thức ăn.
6. Đau dây chằng tròn
Đau dây chằng tròn khi mang thai: Đây là một cơn đau nhói mà bạn có thể cảm thấy ở vùng bụng dưới của mình. Mặc dù là triệu chứng bình thường trong thai kỳ, nhưng nó gây khó chịu cho các mẹ ở tam cá nguyệt thứ hai.
Dây chằng tròn kéo dài từ phần trước của bụng mẹ về phía bẹn. Khi tử cung phát triển, dây chằng tròn căng ra để giữ em bé đang lớn, làm cho mẹ bầu cảm thấy đau đớn và khó chịu khi mang thai. Tình trạng trên thường xảy ra ở bên phải của bụng bầu, nhưng một số thai phụ sẽ bị ở bên còn lại hoặc cả hai bên.
Để giảm đau dây chằng tròn, bạn nên tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, trước khi ho hoặc hắt hơi, thai phụ cần gập hông để tránh những cử động đột ngột, làm tình trạng đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Đau dây chằng tròn gây khó chịu cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ 2
Lời kết
Qua bài viết trên, hi vọng bạn đã biết những nguyên nhân làm bà bầu bị căng cứng bụng khi mang thai. Nếu cơn căng cứng đi kèm với các triệu chứng như đau bụng dữ dội, chuột rút, ra máu,… thì thai phụ cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Để giảm tình trạng đau cứng bụng khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý các vần đề sau: Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu là quan trọng nhất, mẹ nên ăn nhiều đạm, sắt, canxi, vitamin, trái cây,… Không nên ăn đồ cay nóng, khó tiêu; cafein, đồ uống có cồn,…Tuyệt đối mẹ không nên xoa bụng thường xuyên khi bị căng cứng bụng, sẽ khiến bụng căng tức hơn. Thay vào đó mẹ bầu nên thực hiện các bài yoga, thể dục, đi bộ nhẹ nhàng,…giữ tâm trạng thoải mái, vui tươi. Đặc biệt trong thời gian bị căng cứng bụng, mẹ bầu tránh quan hệ tình dục, quan hệ tình dục sẽ khiến tử cung co thắt do kích thích, điều này sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Hy vọng những thông tin trên đã giúp cho mẹ biết thêm kiến thức thai kì của mình.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!