X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Bầu uống nước đá được không? Những tác hại của việc uống nước đá mẹ bầu cần biết

Mất 8 phút để đọc
Bầu uống nước đá được không? Những tác hại của việc uống nước đá mẹ bầu cần biết

Bầu uống nước đá được không? Trong nước đá có chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến sảy thai, thai dị tật.

Bầu uống nước đá được không? Khi có thai, phụ nữ không nên sử dụng nước đá vì có thể ảnh hưởng hô hấp, tiêu hóa, thậm chí là sảy thai, dị tật thai nhi.

  • Vì sao mẹ bầu thèm uống nước đá?
  • Nước đá có thực sự an toàn cho mẹ bầu?
  • Vậy bà bầu uống nước đá được không?
  • Cách uống nước đúng dành cho bà bầu

Vì sao mẹ bầu thèm uống nước đá?

Ở các vùng nhiệt đới quanh năm nóng bức như nước ta, nước đá luôn là một thứ sản phẩm giải nhiệt rất quen thuộc. Thói quen uống nước đá giải khát rất phổ biến với người Việt chúng ta. Và các bà bầu cũng không phải ngoại lệ.

Rất nhiều mẹ thích uống nước đá lạnh khi mang thai. Ở tam cá nguyệt đầu, bà bầu khá chật vật với những cơn ốm nghén. Việc uống nước đá lại giúp giảm các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, các triệu chứng ợ nóng… Nước đá lạnh còn giúp hạ nhiệt dạ dày và có thể làm giảm đau tim.

Thông thường, thân nhiệt của bà bầu cao hơn người bình thường. Vì thế mẹ bầu luôn cảm thấy nóng bức. Việc uống một ly nước đá giúp cơ thể mẹ bầu hạ nhiệt đôi chút. Việc bà bầu thèm uống nước đá còn là dấu hiệu cảnh báo rằng cơ thể mẹ bầu đang thiếu sắt. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là uống nước đá sẽ có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu.

bau-uong-nuoc-da-duoc-khong

Uống một ly nước đá giúp cơ thể mẹ bầu hạ nhiệt đôi chút (Nguồn ảnh: Unsplash)

Mẹ có thể quan tâm:

Mẹ bầu uống nước ngọt có ga – ảnh hưởng thế nào tới thai nhi?

Mẹ uống nước lạnh cho con bú có sao không?

Nước đá có thực sự an toàn cho mẹ bầu?

Bà bầu uống nước đá có ảnh hưởng đến thai nhi không? Trong nước đá có chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes. Chúng tồn tại, phát triển trong môi trường lạnh và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khi uống nước đá lạnh, bà bầu vô tình đưa loại vi khuẩn này vào cơ thể. Và nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm như sảy thai, thai dị tật.

Uống nước đá, mẹ cũng sẽ đưa vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa và tấn công dạ dày. Từ đó, chức năng của dạ dày bị suy giảm, chức năng tiêu hóa kém. Về lâu dài sẽ khiến bà bầu gặp hàng loạt triệu chứng về dạ dày và ruột. Đơn cử là tình trạng chán ăn, hệ tiêu hóa kém, đau và co thắt dạ dày…

Nước đá lạnh khiến mạch máu ở các niêm mạc hô hấp như mũi, họng, khí quản co vào đột ngột. Tác động chủ yếu của nó là gây viêm đường hô hấp trên. Bà bầu dễ mắc bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp, nghiêm trọng hơn có thể bị viêm amidan. Nếu đường hô hấp hoạt động không bình thường, rất dễ khiến thai nhi bị thiếu oxy.

Với những mẹ bầu có tiền sử dị ứng thì không nên uống nước đá. Còn với bà bầu có cơ thể nhạy cảm, uống nước đá lạnh có thể xảy ra hiện tượng co thắt tử cung. Bà bầu uống nước đá có ảnh hưởng đến thai nhi.

bau-uong-nuoc-da-duoc-khong

Bà bầu dễ mắc bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp, nghiêm trọng hơn có thể bị viêm amidan. (Nguồn ảnh: Unsplash)

Vậy bà bầu uống nước đá được không?

Với những cảnh báo trên, tốt nhất bà bầu không nên sử dụng nước đá. Nếu quá thèm bạn có thể sử dụng nước đá nhưng phải thật hạn chế. Nếu uống, hãy đảm bảo không quá lạnh nhằm tránh tình trạng nhiệt độ nước đá chênh lệch quá lớn với nhiệt độ cơ thể. Hãy pha thêm với nước ấm để bớt độ lạnh, giúp nước không chênh lệch nhiều với nhiệt độ cơ thể.Tuy nhiên tốt nhất vẫn là nên “kiêng” nước đá mẹ nhé.

Bên cạnh việc uống nước đá, nếu bạn có sử dụng đá để chườm mát, nên quấn khăn bên ngoài để tránh đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với da,  tránh tình trạng co mạch nhanh quá hoặc nước bẩn. Thay đổi nhiệt độ nhanh chóng gây co mạch ngoại biên sẽ khiến bạn gặp nguy hiểm.

Mẹ có thể quan tâm:

Bà đẻ uống nước lạnh: Tưởng không hại mà hại không tưởng!

Mẹ có biết sau sinh bao lâu thì được ăn đồ lạnh và uống nước ngọt?

Điều trị viêm họng do uống nước đá thế nào?

Theo bác sĩ Chuyên khoa I Lê Thị Phương – Bác sĩ Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long, mẹ bầu bị viêm họng nên thực hiện các biện pháp điều trị này:

  • Súc miệng sát khuẩn 2-3 lần mỗi ngày để giảm cảm giác đau họng
  • Bổ sung vitamin: vitamin A ,C để cải thiện hệ miễn dịch, vitamin B giúp tiêu viêm nhanh chóng.
  • Những mẹo nhỏ dân gian mẹ có thể áp dụng là dùng chanh muối, uống nước ép cà rốt – mật ong, nước lá tía tô, củ cải tươi hay bột nghệ.
  • Nếu dùng kháng sinh điều trị thì nhất thiết mẹ phải tham khảo ý kiến bác sĩ, không được tự ý dùng.

Cách uống nước đúng dành cho bà bầu

Bà bầu uống nước lạnh là không nên, bên cạnh đó bà bầu cũng nên học uống nước đúng cách. Đầu tiên là về số lượng. Mẹ bầu cần khoảng 8 cốc nước mỗi ngày. Mẹ không nên uống nước quá nhanh và nhiều trong 1 lần. Thay vào đó hãy uống từng hớp nước một và ngậm một chút trước khi nuốt. Điều này giúp tim dễ bơm máu hơn. Nó giúp làm giảm tình trạng bị chuột rút, giảm stress và các vấn đề lưu thông máu.

Bà bầu nên uống nước trước khi ngủ khoảng 10 phút để tránh tình trạng mất nước khi thức dậy. Bởi vì khi bạn ngủ, quá trình trao đổi chất vẫn diễn ra dù có chậm lại. Việc uống nước trước khi ngủ sẽ giúp cơ thể xử lý độc tố tích tụ trong cơ thể tốt hơn.

Bà bầu cũng đừng đợi khi thấy khát mới uống. Bởi khi bà bầu thấy khát, nghĩa là cơ thể đã hơi bị mất nước. Thay vào đó hãy uống nước theo lịch với số lượng vừa phải trong mỗi lần uống. Bạn nên chọn uống nước mát hoặc nước ấm vì nó ít gây sốc cho hệ thống của cơ thể.

Bà bầu nên ăn nhiều trái cây và rau quả vì phần lớn chúng chứa 90% là nước. Hai chén rau hoặc một chén rưỡi trái cây có thể cung cấp gần hai cốc nước. Để thỏa mãn cơn thèm đồ uống lạnh, bà bầu có thể uống một ly sữa lạnh. Nước trái cây tươi ép lạnh, sinh tố hoặc nước dừa cũng là lựa chọn không tồi.

tre-so-sinh-may-thang-biet-trang-hay-den

Nước dừa cũng giải cơn khát hiệu quả (Nguồn ảnh: pexels.com)

Tạm kết

Nước đá làm dịu cơn khát của bạn nhưng chúng không chứa bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào. Thậm chí nó còn có thể chứa các vi khuẩn gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi. Vì vậy với thắc mắc “bà bầu uống nước đá được không?” Các chuyên gia đều khuyên rằng nên cố gắng hạn chế tối đa. Bà bầu uống nước lạnh hoàn toàn không tốt cho cả mẹ và thai nhi. Thay vào đó mẹ bầu hãy sử dụng các loại thực phẩm tươi mát khác để giải nhiệt nhé.

Nguồn thông tin: Những cách điều trị khi bà bầu bị viêm họng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

  • Thực hư chuyện uống nước đá khi chuyển dạ giúp mẹ bớt đau đớn
  • Mẹ sinh mổ bao lâu có thể uống nước đá mà không gây hại đến sức khỏe?
  • SỐC! Thai phụ tử vong vì uống 3 lít nước ngọt và nước tăng lực mỗi ngày!

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Hòa Đặng

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • Bầu uống nước đá được không? Những tác hại của việc uống nước đá mẹ bầu cần biết
Chia sẻ:
  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it