Cho con bú có nên uống nước đá không? Mẹ không nên uống nước đá vì dễ gây nhiễm lạnh, ảnh hưởng hệ tiêu hoá và tăng nguy cơ thấp khớp, tổn thương men răng.
Nội dung bài viết:
- Nước đá có phù hợp với mẹ cho con bú hay không?
- Mẹ cho con bú có nên uống nước đá hay không?
- Khi nào mẹ có thể uống nước đá?
Nước đá có phù hợp với mẹ cho con bú hay không?
Sức khoẻ mẹ sau sinh
Trải qua hành trình vượt cạn đầy đau đớn, mẹ mất rất nhiều sức lực. Cơ thể bị suy nhược vì phải dùng sức quá nhiều, tổn hao nhiều năng lượng cho công cuộc “khai hoa”. Da dẻ nhăn nheo, thâm sạm, sần sùi. Người cũng không còn thon thả gọn gàng như xưa.
Tinh thần mẹ sau sinh cũng bị ảnh hưởng không kém. Những thay đổi theo chiều hướng tiêu cực khiến mẹ vô cùng lo lắng và hoang mang. Chăm sóc một đứa bé cũng khiến mẹ đau đầu và căng thẳng. Thiếu ngủ lâu ngày kết hợp căng thẳng dễ dàng dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh.
Không chỉ bị suy nhược cơ thể, nhiều mẹ sau sinh còn bị suy nhược thần kinh.
Không chỉ bị suy nhược cơ thể, nhiều mẹ sau sinh còn bị suy nhược thần kinh. (Nguồn ảnh: Unsplash)
Xem ngay:
Uống nước đá sau sinh có nên không?
Tránh gió, tránh lạnh và kiêng ăn những đồ ăn có hại cho cơ thể mẹ sau sinh là 3 điều cơ bản mẹ cho con bú cần đảm bảo.
Giữa trời trưa nắng nóng, nhất là vào những ngày hè oi bức, thật tuyệt khi được nhâm nhi một ly nước đá mát lạnh. Nếu mẹ ở cữ ngày hè, uống nước đá thực sự mang lại cảm giác mát đặc biệt thích thú. Nhưng cảm giác thích thú có đi kèm với lợi ích cho sức khoẻ của mẹ và bé?
Mẹ cho con bú có nên uống nước đá hay không?
Vì sao mẹ cho con bú không nên uống nước đá?
Nhiễm lạnh
Sau sinh, sức đề kháng của mẹ rất kém. Chính vì thế, các nhân tố bên ngoài rất dễ tác động, tấn công và khiến mẹ bị bệnh. Uống nước đá ngỡ khiến mẹ giải khát nhưng mang lại tác hại không tưởng.
Nước đá vốn rất lạnh, không tốt cho răng và cổ họng của mẹ về lâu dài. Đau họng, cảm cúm, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, nhiễm lạnh đường huyết, … là những bệnh mẹ dễ mắc phải.
Nước đá không tốt cho mẹ sau sinh (Nguồn ảnh: Unsplash)
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Đường ruột của mẹ cho con bú rất nhạy cảm. Uống nước đá hay ăn đồ lạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hoá.
Cả mẹ và bé đều có nguy cơ bị đau bụng, tiêu chảy, làm các vi mạch máu trong dạ dày co thắt lại dẫn đến niêm mạc thiếu máu. Hệ tiêu hoá không hoạt động tốt khiến cơ thể không hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn hàng ngày. Sữa cho bé không đảm bảo đủ về cả chất lẫn lượng. Áp lực thiếu sữa làm cho mẹ mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt.
Tiêu tốn năng lượng
Sức khỏe mẹ sau khi sinh chưa kịp hồi phục nên chưa sẵn sàng cho những hoạt động mạnh. Chênh lệch giữa nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ nước đá khá lớn. Để điều hoà nhiệt độ, cơ thể phải hoạt động nhiều hơn so với bình thường. Nếu việc này diễn ra hàng ngày, cơ thể sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng. Các cơ quan chưa hồi phục hẳn mà phải làm việc với cường độ cao sẽ bị suy yếu. Huyết áp, tim mạch cũng gặp hậu quả về sau.
Thấp khớp
Ăn nhiều đồ lạnh, uống nước đá tăng nguy cơ mắc các bệnh về thấp khớp. Cơ thể vốn đã yếu càng dễ mệt mỏi hơn. Mẹ không thể chăm sóc cho chính mình và cho bé khi sức khoẻ không đảm bảo.
Tổn thương men răng
Nước đá vốn rất lạnh. Uống nước đá thay đổi nội tiết trong cơ thể nên men răng của mẹ cũng kém hơn. Cảm giác răng ê buốt vì lớp men răng bị tổn thương sẽ diễn ra thường xuyên.
Giáo sư Trịnh Đình Hải – Phó chủ tịch Hội Răng hàm mặt Việt Nam cho biết ê buốt răng là vấn đề răng miệng phổ biến nhưng vẫn chưa được nhiều người quan tâm đúng mực. Cảm giác ê buốt răng thường xuất hiện và biến mất ngay sau đó nên người bị vẫn bỏ qua nếu chỉ gặp các triệu chứng nhẹ. Một số khác nhầm tưởng với chứng đau răng thông thường, nên áp dụng các biện pháp dân gian để điều trị phần triệu chứng như nhai trà xanh, bôi dầu gió, chà tỏi, uống nước nóng, ngậm muối. Vị cay nóng của tỏi và vị mặn của muối làm lấn át cơn ê buốt tạm thời, nhưng lại khiến phần men răng hư tổn nặng nề hơn.
Xem ngay:
Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh
Chế độ dinh dưỡng sau sinh sẽ quyết định chất lượng sữa mẹ. Do đó, bất cứ thực phẩm nào mẹ đưa vào cơ thể cũng sẽ được bé “ăn” gián tiếp qua hình thức bú mẹ. Khí lạnh đưa vào người khiến cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Khi sức khoẻ mẹ suy yếu, sức khoẻ của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu đi. Sức đề kháng của trẻ cũng giảm theo. Hoặc khi mẹ bị bệnh đường hô hấp, bé cũng bị lây nhiễm theo do tiếp xúc gần gũi.
Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh (Nguồn ảnh: Unsplash)
Khi nào mẹ có thể uống nước đá?
Thông thường, sau ít nhất 1 tháng, mẹ sau sinh có thể uống nước đá. Tuy nhiên, tốt nhất mẹ nên “nhịn” cơn thèm nước đá thêm 2 tháng nữa để đảm bảo tốt nhất cho mẹ và bé.
Khi uống nước đá, mẹ đừng nên uống quá lạnh. 27-41 độ C là nhiệt độ thích hợp để uống. Nước ấm sẽ loại bỏ độc tố, cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn.
Uống nước vào buổi sáng là tốt nhất vì sẽ kích thích quá trình tuần hoàn và trao đổi chất của cơ thể.
Mẹ cho con bú có nên uống nước đá không còn là nỗi thắc mắc của các mẹ bỉm nữa. Uống nước đá ngày nắng nóng thật thích. Nhưng sức khoẻ của chính mình và bé cưng tốt sẽ càng thích hơn, mẹ nhỉ? Chúc mẹ chọn được cách uống nước đá đúng để mẹ khoẻ bé ngoan nhé!
Nguồn thông tin: Những sai lầm trong chữa trị răng ê buốt – VnExpress
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!