Thai 38 tuần bụng căng cứng là do lúc này thai nhi đã cứng cáp hơn về xương cùng với sự hiếu động và nghịch ngợm khiến cho bụng mẹ bị ảnh hưởng.
- Sự phát triển của thai 38 tuần
- Nguyên nhân bụng căng cứng khi thai 38 tuần
- Khi nào bụng căng cứng là dấu hiệu nguy hiểm?
- Thai 38 tuần mổ được chưa?
- Mẹ bầu cần làm gì khi bụng bị căng cứng
Sự phát triển của thai 38 tuần
Bước vào tuần thứ 38 của thai kỳ, hay còn được hiểu là tuần 36 sau khi thụ thai, chu vi của đầu của thai nhi lúc này đã bằng với vòng bụng. Tuần thứ 38 là một mốc rất quan trọng trong thai kỳ, bởi vì trong tuần này em bé có thể chào đời bất kỳ lúc nào. Phần lớn các ca sinh đẻ (sinh tự nhiên và sinh mổ) đều diễn ra trong tuần thứ 38 này.
Em bé trong bụng mẹ bây giờ dài cỡ 50 cm và cân nặng khoảng 3,2 kg, bằng cỡ một quả bí đỏ lớn. Và bé đã sẵn sàng để chào đón cuộc sống mới bên ngoài.
Bước vào tuần thứ 38 thì thai nhi sẽ có thể chào đời bất kỳ lúc nào (Ảnh: istockphoto)
Mẹ có thể quan tâm:
Chướng bụng đầy hơi khi mang thai – Các cách giúp mẹ bầu xử lý điều khó chịu này
Nguyên nhân bụng căng cứng khi thai 38 tuần
Tử cung của mẹ lớn dần
Đến tuần 38, bé đã ổn định và có trọng lượng khá lớn có thể chèn ép một số cơ quan bên trong của mẹ. Cụ thể khi thai nhi lớn hơn thì đồng nghĩa diện tích khoang chậu, diện tích giữa bàng quang và trực tràng bị thu hẹp nên đây là nguyên nhân bụng bầu căng cứng.
Khung xương thai nhi phát triển
Thai nhi tuần thứ 38 đã cứng cáp hơn về xương khiến cho bụng mẹ bị ảnh hưởng vì sự hiếu động và nghịch ngợm của trẻ, bụng căng cứng đi kèm các cơn gò tử cung.
Do cân nặng của mẹ bầu
Những mẹ có thể trạng gầy yếu, người mỏng nên bụng thường căng cứng sớm hơn.
Ảnh hưởng tâm lý
Bước vào tuần 38 tức là chỉ còn vài bước nữa mẹ sẽ cán đích thành công quá trình cùng con trải qua giai đoạn thai kỳ. Cũng chính vì vậy mà đây sẽ là thời gian mẹ có nhiều cảm xúc nhất vừa vui mừng sắp được nhìn thấy con lại lo lắng khi cận kề ngày sinh. Dễ dẫn đến những căng thẳng, từ đó gây ra sự thay đổi của các hormone vô tình tạo những tác động tâm lý đè nặng lên thai nhi. Bé sẽ có các hoạt động như đạp hay gồng để phản kháng lại, gây co cứng thành bụng.
Táo bón
Đây là lý do đi kèm việc bé nằm lên ruột. Chứng táo bón ở thời kỳ này là do mẹ ăn nhiều dưỡng chất mà quên chất xơ. Vậy nên mẹ nên nhớ là bổ sung thêm nhiều rau xanh và vitamin khoáng chất nhé.
Do nhau thai tách rời
Trong quá trình sinh em bé hoặc sau đó một lúc nhau thai sẽ tách rời khỏi tử cung. Song cũng có một vài trường hợp nhau thai tách ra sớm trước cả khi em bé chào đời, đó được coi là một dấu hiệu báo con sắp chào đời.
Khi nhau thai tách rời, tử cung mẹ bầu trở nên cứng hơn so với bình thường, nhiều mẹ còn co cảm giác như phần bụng bầu bị co lại.
Nhau thai có thể bong ra trước khi thai nhi chào đời (Ảnh: istockphoto)
Khi nào bụng căng cứng là dấu hiệu nguy hiểm?
Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2, những cơn gò cùng cảm giác căng cứng bụng sẽ xảy ra rất phổ biến. Vậy khi nào mẹ biết được mình đang gặp các cơn gò bất thường?
- Bụng căng cứng khi mang thai tuần 38 và có cảm giác đau âm ỉ không dứt.
- Cảm giác bụng phình to và không cảm nhận được hoạt động của thai.
- Mẹ chảy máu trực tràng, dịch tiết nhiều ở âm đạo.
- Chóng mặt, buồn nôn và ngất xỉu.
- Mẹ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, da tái nhợt và không có sức sống.
- Mất khẩu vị và không có cảm giác muốn ăn.
- Tình trạng táo bón và tiêu chảy diễn ra cùng lúc.
- Huyết áp thấp hoặc cao bất chợt.
Mẹ có thể quan tâm:
6 nguyên nhân khiến mẹ bầu bị căng cứng bụng và cách xử lý giúp mẹ thoải mái hơn
Thai 38 tuần mổ được chưa?
Thai nhi tuần thứ 38 đã được hơn 9 tháng vậy nên với việc thai 38 tuần đã sinh được chưa thì câu trả lời chắc chắn là có. Chỉ cần bố mẹ muốn thì bác sĩ hoàn toàn có thể thực hiện mổ lấy thai.
Mẹ bầu cần làm gì khi bụng bị căng cứng
Theo thống kê, có đến 95% thai phụ sẽ chuyển dạ kể từ tuần thứ 38 trở đi nên đây được xem là giai đoạn khá nhạy cảm của mẹ bầu.
Trong giai đoạn này, nếu mẹ bầu xuất hiện tình trạng bụng căng cứng kèm theo các cơn cơ thắt trong khoảng một phút và kéo dài ít nhất một giờ. Đây có thể là dấu hiệu báo cho mẹ bầu biết quá trình sinh nở sắp diễn ra. Mẹ bầu cần phải được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra và chuẩn bị tình thần để “vượt cạn”. Để giảm cảm giác bị gò bụng, bà bầu nên thực hiện một số việc như:
- Nên chia nhỏ khẩu phần ăn
- Trong quá trình ăn cần ăn từ từ để tiêu hóa dễ dàng
- Bà bầu cần bổ sung nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn
- Nhớ uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
Lưu ý
- Không nên uống nhiều thức uống có gas, các đồ uống có chất kích thích như cà phê, rượu bia
- Chị em có thể massage để bụng bầu lưu thông máu tốt hơn.
- Nên vận động nhẹ nhàng, đi lại mỗi ngày, nghỉ ngơi điều độ để tinh thần luôn thoải mái.
Theo theAsianparent Singapore
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!