Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 có thể là do mẹ làm việc quá sức, quan hệ tình dục, thai đang lớn dần. Tuy nhiên nếu mẹ thấy hiện tượng căng tức nhiều, nặng hơn, kéo dài từ 2 – 3 tiếng, kèm theo các cơn đau hoặc ra máu… thì cần lập tức tới gặp bác sĩ ngay.
Nội dung bài viết:
- Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 là hiện tượng bình thường mẹ ơi
- Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 có nguy hiểm không?
- Khi xuất hiện các cơn cứng bụng mẹ nên làm gì là tốt nhất?
- Hãy dừng ngay những việc này nếu không muốn nguy hiểm cho thai nhi
Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 là hiện tượng bình thường
Thông thường các cơn gò cứng bụng sẽ chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn (tầm 30 giây-2 phút) khi mẹ bắt đầu mang thai từ tuần thứ 17, 18 trở đi. Đây là một trong các cơ chế làm việc của tử cung để tập dượt cho quá trình chuyển dạ sau này. Cơn gò cứng bụng ở thời điểm này không hề khiến mẹ cảm thấy đau đớn mà chỉ gây ra một số khó chịu mà thôi.
Theo Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long, cơn gò chuyển dạ giả (cơn gò Braxton – Hicks) sẽ bắt đầu xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4, diễn ra thường không đều và không có tính chu kỳ. Các đặc điểm nhận biết của cơn gò này là:
- Xuất hiện bất chợt và khi mẹ nghỉ ngơi thì tự biến mất, không thành cơn
- Cảm giác căng tức vùng bụng dưới
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng cứng bụng, nhưng các chuyên gia sản khoa cho rằng chủ yếu là do 4 nguyên nhân chính sau đây:
- Mẹ bầu làm việc vất vả, chưa nghỉ ngơi điều độ
- Quan hệ tình dục cũng dễ gây ra hiện tượng cứng bụng
- Thai nhi đang lớn dần. Khi con lớn hơn và dài người ra, hệ xương của thai nhi phát triển hoàn toàn có thể gây ra hiện tượng này
- Tử cung giãn to tạo áp lực khiến tăng nhu động ruột, tạo áp lực trong cơ thể gây ra cứng bụng ở mẹ bầu. Thai phụ có thể dùng thuốc giảm co thông thường nếu cơn đau quá khó chịu.
Nội dung liên quan
Không có đường đen ở bụng khi mang thai có phải là dấu hiệu mẹ mang thai con gái?
Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu nên làm thế nào để cải thiện tình trạng này?
Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 có nguy hiểm không?
Đối với các bà bầu, hiện tượng căng cứng bụng khi mang bầu ở tháng thứ 4, 5, 6 là khá phổ biến, thai nhi đang phát triển lớn dần lên và cơ thể mẹ bắt đầu thay đổi để thích nghi. Bên cạnh đó, áp lực của thai đè xuống phần xương, bụng dưới cũng khiến mẹ bầu thấy căng tức.
Khi mẹ bầu 5 tháng bụng căng cứng tức nhẹ, thời gian ngắn từ 30 giây tới 1, 2 phút không gây đau đớn thì mẹ có thể yên tâm. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy hiện tượng căng tức nhiều, nặng hơn, kéo dài từ 2 – 3 tiếng, kèm theo các cơn đau hoặc ra máu… thì cần lập tức tới gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán và đưa ra những cách xử lý phù hợp.
Khi xuất hiện các cơn cứng bụng mẹ nên làm gì là tốt nhất?
Với các mẹ bầu không có vấn đề gì về sức khỏe trong suốt thai kỳ thì cứng bụng không mang lại bất kỳ nguy hiểm nào cho mẹ. Các mẹ sẽ thường xuyên thấy hiện tượng này những khi thay đổi tư thế hoặc thậm chí là khi bé đạp mạnh.
Do đó, nếu có hiện tượng cứng bụng khi mang thai tuần thứ 20, mẹ chỉ cần chịu khó nằm nghỉ ngơi, không vận động quá mạnh là ổn.
Ngược lại, nếu mẹ thấy cơn gò cứng bụng xuất hiện nhiều hơn và thường xuyên liên tục trong 2-3 tiếng đồng hồ thì cần đi khám ngay lập tức. Vì đây có thể là cảnh báo sinh sớm mà mẹ không ngờ tới.
Hãy dừng ngay những việc này nếu không muốn nguy hiểm cho thai nhi
Với hiện tượng bà bầu bụng căng cứng hoặc các cơn cứng bụng xuất hiện thường xuyên, mẹ cần tuyệt đối không thực hiện các điều sau. Càng xoa bụng sẽ càng dễ bị cứng do tử cung được cấu tạo từ rất nhiều sợi cơ và nhạy cảm với các kích thích. Việc xoa vuốt bụng thường xuyên trong thời điểm các cơn co cứng bụng này sẽ càng khiến tử cung bị ảnh hưởng và dễ dẫn đến nguy cơ sinh non.
Nếu có hiện tượng cứng bụng, mẹ tuyệt đối không được xoa bụng thường xuyên
Tuyệt đối tránh “chuyện ấy” khi thấy cứng bụng
Nên tránh chăn gối với bạn đời khi cảm giác hiện tượng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 xuất hiện nhiều với thời điểm nào đó trong ngày. Quan hệ tình dục, đặc biệt là khi lên đến đỉnh sẽ gây ra co thắt tử cung.
Trong thời gian mang thai, nếu quan hệ mẹ cũng cần khuyên bạn đời sử dụng bao cao su. Vì tinh dịch khi vào trong âm đạo có thể kích thích tử cung mở.
Mẹ bầu có quan tâm
Ngứa bụng khi mang thai: Liệu có nguy hiểm cho mẹ và thai nhi?
Cảm giác bụng khi mang thai và những dấu hiệu thông báo bạn đã có tin vui
Cứng bụng mẹ bầu đừng vặn mình
Vặn mình quá mạnh hay thay đổi tư thế đột ngột có tác động khôn lường tới tử cung. Nó khiến các cơn gò cứng bụng có thể diễn ra lâu hơn.
Vì vậy, nếu thấy cứng bụng mẹ chỉ cần từ từ nằm xuống nghỉ. Khi ngồi dậy hay thay đổi tư thế thì cần hết sức chậm rãi và từ từ.
Buổi sáng thức dậy mẹ cần chú ý chuyển sang tư thế nằm nghiêng rồi hãy đứng dậy chứ không nên đứng dậy đột ngột. Điều này sẽ giúp mẹ tránh bị gò cứng bụng hiệu quả.
Đừng nhịn tiểu nếu mẹ bị cứng bụng
Khi mang thai cũng là lúc tử cung và bàng quang bị chèn ép. Nếu mẹ nhịn tiểu thường xuyên khiến bàng quang phình to sẽ chèn ép tử cung nhiều hơn, hiện tượng mang thai tháng thứ 5 bụng căng cứng cũng xuất hiện nhiều hơn.
Do đó, khi đi ra ngoài hoặc cảm thấy có thể bị són tiểu, mẹ nên sử dụng miếng lót thấm tiểu cho bà bầu, vừa tiện lợi lại tránh tình trạng phải nhịn tiểu, gây nguy hiểm cho em bé trong bụng.
Nhìn chung bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 là tình trạng bình thường. Tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý một số điểm nêu trên để đảm bảo an toàn cho thai kỳ!
Cơ thể mẹ sẽ trải qua nhiều thay đổi trong suốt thời kỳ mang thai do sự biến động của hormone và sự xuất hiện của thai nhi. Phần đa những thay đổi này là bình thường và vô hại, cho thấy thai nhi đang khỏe mạnh, phát triển từng ngày. Mẹ nên tìm hiểu kỹ các dấu hiệu này để biết khi nào là bình thường và khi nào là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, cần can thiệp sớm. Cảm giác căng cứng bụng khi mang thai tháng thứ 5 chỉ là 1 trong vô vàn triệu chứng mẹ sẽ trải qua, lúc này, nghỉ ngơi chính là giải pháp tốt nhất, cả mẹ và thai nhi đều được thư giãn. Mẹ cũng đừng quên bổ sung đủ nước và chất dinh dưỡng trong suốt thai kỳ để em bé chào đời khỏe mạnh nhé.
Nguồn thông tin: Hiểu đúng về các cơn gò tử cung – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!