Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu có thể do nội tiết tố thay đổi, do mẹ cố ăn nhiều hơn bình thường hoặc vì căng thẳng trong thai kỳ. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến phát triển của thai nhi. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Mẹ bầu bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu là vì những nguyên nhân nào?
- Đầy hơi khi mang thai 3 tháng đầu có gây ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Mẹ bầu nên làm thế nào để cải thiện tình trạng bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu?
Mẹ bầu bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu là vì những nguyên nhân nào?
Đầy bụng, ợ hơi, trào ngược, … là các hiện tượng rất phổ biến khi mới mang thai. Tình trạng này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân như:
1. Thay đổi về nội tiết tố khi mang thai
Thời kỳ mang thai, nội tiết tố nữ sẽ ít nhiều có những sự thay đổi nhất định. Cơ thể bà bầu sẽ sản sinh ra một số hormone khiến các cơ của hệ tiêu hóa bị mềm ra. Điều này khiến quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm, axit dạ dày dư thừa và dễ trào ngược lên trên.
2. Mẹ bầu ăn nhiều hơn khi mới mang thai
Khi mới mang thai, cùng với sự thay đổi của nội tiết, việc ăn nhiều hơn để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi đồng thời một số mẹ lại thèm các món khó tiêu cũng có thể khiến bạn dễ bị đầy hơi khi mang thai.
Không ít mẹ trong thai kỳ vẫn nghĩ (và thường bị nhắc nhở) rằng phải ăn càng nhiều càng tốt, vì ăn cho 2 người chứ không phải một mình thai phụ. Mẹ cố ăn vì muốn con tăng cân thật nhiều.
Tuy nhiên thực tế cho thấy không ít mẹ trong lúc mang thai chỉ tăng cân với con số khá khiêm tốn nhưng em bé chào đời vẫn đạt chuẩn, có cân nặng bình thường và khỏe mạnh.
Trung bình một người phụ nữ cần 2000 kilo calo mỗi ngày cho các hoạt động nhẹ nhàng. Mẹ trong thai kỳ thì nhu cầu năng lượng sẽ tăng lên, cụ thể:
- Cần thêm 100 kilo calo trong 3 tháng đầu.
- Thêm 250-300 kilo calo trong 6 tháng sau đó (mỗi ngày 2250 kilo calo).
Mẹ đã biết chưa?
3. Căng thẳng, lo lắng về việc mang thai
Khi mới có bầu, ngoài niềm vui hẳn nhiều mẹ sẽ cảm thấy lo lắng hơn về trọng trách mới của mình. Những lo lắng như liệu thai nhi có phát triển tốt, nên chăm sóc sức khỏe thai kỳ như thế nào, ăn món gì, uống thuốc bổ gì, … tất cả những điều này đều có thể âm thầm tạo ra tình trạng căng thẳng của mẹ bầu, khiến bạn có nguy cơ bị đầy hơi chướng bụng cao hơn.
Nguyên nhân là do stress có tác động đến thần kinh trung ương – nơi kiểm soát quá trình tiêu hóa, khiến nhu động ruột bị rối loạn gây đầy bụng khó tiêu khi mang thai 3 tháng đầu.
Mẹ bầu bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu có gây ảnh hưởng tới thai nhi không?
Đầy bụng là một trong những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa bình thường. Mẹ bầu bị đầy bụng biết can thiệp đúng cách thì có thể nhanh chóng được khắc phục. Như vậy, sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, nếu đầy bụng lâu ngày, cơ thể mẹ bầu sẽ trở nên mệt mỏi, chán ăn, hấp thụ dinh dưỡng kém. Lúc này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu mà còn cản trở quá trình phát triển của thai nhi.
Mẹ đã biết chưa?
Review 5 loại sữa dành cho bà bầu 3 tháng đầu giúp mẹ khoẻ, thai nhi phát triển tốt
Mẹ bầu nên làm thế nào để cải thiện tình trạng bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu?
Khi mẹ bầu bị đầy hơi chướng bụng kéo dài do những nguyên nhân thông thường nói trên thì mẹ không cần quá lo lắng và có thể tự cải thiện triệu chứng ngay tại nhà bằng các cách đơn giản sau:
1. Tăng cường vận động nhẹ nhàng
Với việc tập thể dục hàng ngày như đi bộ, tập yoga, … mẹ bầu sẽ giúp hệ tuần hoàn của cơ thể lưu thông tốt hơn, kích thích tiêu hóa, cải thiện tình trạng bầu 3 tháng đầu bị đầy bụng một cách hiệu quả.
2. Nên chú ý về chế độ ăn uống
Tình trạng đầy hơi, khó tiêu hoàn toàn có thể cải thiện bằng việc ăn uống đúng cách. Do đó mẹ bầu nên chú ý:
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, nên ưu tiên các món ăn lỏng, dễ tiêu
- Không ăn quá no, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
- Một số loại trà như: trà gừng, trà bạc hà, trà bồ công anh hoặc trà hoa cúc… có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng đầy bụng khó tiêu rất tốt
- Để hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn, phòng ngừa đầy hơi, chướng bụng, bạn có thể ăn gừng ở dạng tươi hoặc sấy khô mỗi ngày với một lượng vừa đủ
- Bổ sung chất xơ vào trong khẩu phần ăn mỗi ngày giúp phòng ngừa táo bón, giảm chướng bụng đầy hơi.
- Không nên uống nước ngọt, đồ uống có ga, soda vì chúng gây tích tụ nhiều khí trong dạ dày.
- Ăn chậm nhai kỹ, tránh ăn quá no, không nên vừa ăn vừa nói chuyện, xem ti vi hay điện thoại lúc ăn.
- Tạm thời nên giảm ăn các loại hoa quả chín nẫu, các loại sữa hay các sản phẩm được chế biến từ sữa.
Mẹ bầu hãy cố gắng giữ tinh thần thoải mái, đồng thời làm việc điều độ, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi đúng lúc để cải thiện tình trạng đầy hơi trong thai kỳ được dễ chịu hơn.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!