Có bầu bị chướng bụng đầy hơi là hiện tượng khá phổ biến ở thai phụ. Tình trạng này khiến quá trình mang thai của các mẹ bầu trở nên khó chịu và mệt mỏi hơn. Vậy ngoài cảm giác khó chịu đó thì có bầu bị chướng bụng đầy hơi có nguy hiểm không? Nguyên nhân là gì? Và cần làm gì để phòng tránh hiện tượng này?
Nguyên nhân khiến phụ nữ có bầu bị chướng bụng đầy hơi
Nguyên nhân khi có bầu bị chướng bụng đầy hơi – ảnh minh họa shutterstock
- Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ mang thai tác động tới hệ tiêu hóa khiến quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn.
- Không khí lọt vào dạ dày.
- Vi khuẩn trong ruột già tiêu thụ thức ăn mà ruột non chưa xử lý kịp.
- Thai nhi đang lớn dần khiến kích thước tử cung tăng lên, chèn ép vào dạ dày.
- Chế độ ăn uống nhiều loại đồ chua, thực phẩm chế biến sẵn hay thức ăn cay nóng.
- Thói quen ăn uống không tốt như ăn quá no, nhai vội hay nằm sau khi ăn cũng góp phần gây nên chướng bụng đầy hơi.
- Hơn thế nữa, một số yếu tố khác như mẹ bầu lười vận động, sử dụng viên uống bổ sung sắt và canxi cũng có những tác động đến hệ tiêu hóa khiến hiện tượng này xảy ra.
Triệu chứng
Hiện tượng chướng bụng đầy hơi thường đi kèm với các triệu chứng như cảm giác căng tức, khó chịu nơi vùng bụng trên. Thâm chí có mẹ còn thấy lâm râm đau bụng, cảm giác nhanh no, chán ăn, rối loạn tiêu hóa trong đó hiện tượng táo bón phổ biến hơn, thường xuyên ợ hơi và trung tiện.
Cách xử lý khi có bầu bị chướng bụng đầy hơi?
Mẹ bầu cần lưu ý chế độ ăn để phòng tránh đầy hơi chướng bụng – ảnh minh họa shutterstock
Việc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa không được khuyến cáo trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên mẹ bầu có thể chủ động áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà để đầy lùi tình trạng chướng bụng, đầy hơi:
-
Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, khoa học
Đây chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc giúp thai phụ đẩy lùi hiện tượng trướng bụng đầy hơi. Để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, mẹ bầu nên:
- Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ và giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa như: khoai lang, bông cải xanh, các loại rau họ cải trừ bắp cải, hạt chia, bơ, chuối, đu đủ chín, bánh mì ngũ cốc nguyên cám. Đối với đạm, nên chọn các loại thức ăn dễ tiêu như cá thay vì thịt.
- Không ăn đồ ăn quá chua, cay, nóng, thực phẩm chế biến sẵn.
- Không uống đồ uống có ga, bổ sung nhiều nước cho cơ thể bằng nước sôi để nguội, nước ép các loại hoa quả tươi và canh.
- Đặc biệt, không được hút thuốc lá vì thuốc lá làm tăng axit dạ dày và gây ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe khác.
-
Chú ý các nguyên tắc ăn uống
- Tránh việc ăn quá no hay quá nhiều mỗi bữa.
- Chia nhỏ bữa ăn ra thành 5 – 6 bữa trong ngày.
- Nhai kỹ khi ăn để giúp giảm áp lực co bóp cho dạ dày.
- Tránh nằm khi ăn hay nằm ngay sau khi vừa ăn xong.
- Không nhai kẹo cao su hoặc mút kẹo cứng.
- Không uống nước khi đang ăn.
-
Thiết lập và duy trì lối sống khoa học
- Tập thể dục, rèn luyện thân thể nhẹ nhàng mỗi ngày
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi
- Tránh thức khuya, ngủ thiếu giấc
- Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh mệt mỏi, stress
- Tránh xa khói thuốc lá
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia hay chất kích thích
- Có thể cân nhắc việc tập yoga trước khi sinh để học cách thư giãn và kỹ thuật thở tốt
-
Massage nhẹ nhàng vụng bụng nếu bị táo bón
Massage vùng bụng có thể giúp máu lưu thông tốt trong cơ thể, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp cải thiện tình trạng căng cứng và khó chịu ở vùng bụng. Tuy nhiên, các động tác massage cần hết sực nhẹ nhàng tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.
-
Uống nước chanh nóng, nước nghệ tươi, tía tô
Một muỗng nước cốt chanh pha vào ly nước ấm và thêm chút muối hay một cốc nước bột nghệ hoặc nghệ tươi uống trước bữa ăn là những biện pháp an toàn giúp cải thiện chứng chướng bụng đầy hơi ở bà bầu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị dạ dày thit tuyệt đối không được uống nước chanh mà nên sử dụng bột nghệ.
Tía tô không những có tác dụng an thai, chữa cảm cúm, ho sốt, đờm… mà còn giúp mẹ bầu giảm được chứng chướng bụng đầy hơi rất hiệu quả.
-
Không được tự ý dùng thuốc
Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc, bởi nếu không cẩn thận có thể tác động xấu đến thai nhi.
Nếu những biện pháp trên không mang lại hiệu quả, mẹ bầu phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Đặc biệt trong trường hợp mẹ bầu đau quặn bụng hoặc có máu trong phân, tiêu chảy nặng, táo bón, buồn nôn hoặc nôn cần phải đến bệnh viện ngay lập tức.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các mẹ cải thiện được tình trạng có bầu bị chướng bụng đầy hơi, chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
Theo TheAsianparent Việt Nam
Xem thêm các bài viết khác:
Có bầu kiêng gì – Mẹ bầu nào chắc hẳn cũng loay hoay!
Những biểu hiện tâm lý khi mang thai mẹ bầu cần biết
Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thì nên làm thế nào?
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!