Để biết chính xác mình đã mang thai hay chưa, thông thường các mẹ phải làm xét nghiệm hoặc siêu âm. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều dấu hiệu ngầm n thông báo tin vui cho bạn. Điều đó được thể hiện rất nhiều ở cảm giác bụng khi mang thai – nơi bé yêu sẽ được hình thành và phát triển qua từng ngày.
Những dấu hiệu phổ biến khi mang thai ở phụ nữ
Chậm kinh
Đây chính là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi có thai được cả dân gian và y học hiện đại công nhận. Ít nhất trong 9 tháng, kỳ kinh nguyệt sẽ không ghé thăm khi bạn chuẩn bị có em bé. Sau khi sinh, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
Có một số trường hợp phụ nữ vẫn có kinh trong thời gian mang thai, tuy nhiên tỉ lệ này không nhiều và cũng chỉ ra ít máu.
Buồn nôn
Buồn nôn là biểu hiện ở hầu hết phụ nữ khi mới mang thai trong những tuần đầu tiên, có thể là nôn khan hoặc nôn nhiều đến “mật xanh mật vàng”. Chị em có thể nôn bất cứ lúc nào, ngay cả khi chưa ăn gì.
Nhưng thời điểm dễ buồn nôn nhất chính là buổi sáng khi đánh răng, hoặc khi ngửi mùi thức ăn quá nồng, nhiều dầu mỡ.
Khứu giác trở nên nhạy hơn
Trong giai đoạn đầu khi mang thai, chị em trở nên nhạy cảm đặc biệt với các mùi hương xung quanh, bất kỳ mùi nào cũng có thể khiến bạn khó chịu, thậm chị là buồn nôn.
Hiện tượng này còn được gọi là ốm nghén. Nguyên nhân chính là do nội tiết tố nữ Estrogen tăng cao.
Ra một chút máu ở âm đạo
Quá trình thai làm tổ trong tử cung, ngoài các gây ra các cảm giác bụng khi mang thai, còn có thể làm tróc lớp niêm mạc ở thành ngoài tử cung dẫn hiện tượng chảy máu.
Tuy nhiên, lượng máu này chỉ xuất hiện vài giọt đỏ sẫm hay phớt hồng lẫn với dịch âm đạo.
Tâm lý thay đổi
Sự thay đổi của nội tiết tố sẽ kéo theo những thay đổi tâm lý của mẹ bầu. Đây cũng chính là dấu hiệu khá phổ biến đối với những chị em lần đầu có thai.
Vì thế mà chị em trong suốt thai kỳ thường dễ cảm thấy tủi thân, hay cáu giận, mệt mỏi, thậm chí là trầm cảm. Người thân trong gia đình, đặc biệt là người chồng cần phải quan tâm nhiều hơn để giảm bớt tình trạng này ở các chị em.
Ngực căng tức, to lên bất thường
Ngực của chị em sẽ có nhiều sự thay đổi bất thường như căng tức ngực, tăng kích thước vòng 1, đầu ti thâm và có cảm giác nóng,…
Dấu hiệu này có thể xuất hiện chỉ sau 1 – 2 tuần sau khi quá trình thụ thai thành công do các hormon trong cơ thể thay đổi nhanh chóng. Nó làm cho lượng máu đến bầu ngực tăng lên gây đau nhức, có cảm giác sưng lên.
Tăng thân nhiệt
Chị em sẽ thấy nóng bừng, đặc biệt diễn ra khi gần tới ngày kinh thông thường. Đây chính là dấu hiệu thai đã làm tổ thành công trong buồng tử cung.
Cảm giác bụng khi mang thai
Vào tháng đầu mang thai, chị em sẽ có cảm giác bụng đau lâm râm, đau lệch sang một bên, đau nhiều khi đứng quá lâu, khi cười, khi hắt hơi,… đó là dấu hiệu của thai đang làm tổ.
Đặc biệt những tuần đầu, cảm giác tức bụng dưới rất rõ ràng, đó là khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Ngoài ra, ốm nghén cũng có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau bụng dưới.
Hiện tượng này thường chỉ kéo dài khoảng 2 – 3 ngày, cảm giác đau sẽ có xu hướng giảm đi. 9/10 thai phụ đều có cảm giác này khi thai bắt đầu đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ.
Tuy nhiên, nếu thai phụ bị đau bụng dữ dội thì đó có thể là cảnh báo nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi như dọa sinh non, thai ngoài tử cung, tiền sản giật, rau bong non,…
Lúc này, mẹ cần nhanh chóng đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra cẩn thận.
Cách giảm đau bụng khi mang thai
Như đã đề cập ở trên, tuy cảm giác bụng khi mang thai này là khá bình thường nhưng nó vẫn tiềm ẩn những rủi ro nguy hiểm. Nhất là khi kèm theo tình trạng ra máu đen lợn cợn như bã cà phê, đi ngoài, ói mửa, choáng váng, mệt mỏi, suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu,…
Để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu cần duy trì chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều rau và trái cây hơn để giảm đau. Bên cạnh đó, mẹ còn phải bổ sung các khoáng chất đúng theo liều lượng chỉ định của bác sĩ.
Một số cách giảm đau bụng khi mang thai:
Vận động thường xuyên
Mẹ hãy vận động thường xuyên hoặc tập các bài yoga cho bà bầu kết hợp cùng các động tác massage nhẹ nhàng, tắm nước nóng và hạn chế mặc quần bó sát để làm giảm nhẹ cơn đau.
Bổ sung đủ lượng nước
Mẹ cần chú ý uống nhiều nước hơn mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung các loại trái cây chứa nhiều nước như dưa hấu, dâu tây, bưởi,…
Ngăn ngừa táo bón
Mẹ nên chú ý không ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm giàu tinh bột để ngăn chặn nguy cơ gây táo bón, gây khó chịu bụng dưới.
Không đứng quá lâu
Khi mang thai, mẹ nên không nên đứng quá lâu. Ngoài ra, mẹ nên kê chân bằng một chiếc ghế thấp khi ngồi sẽ giúp mẹ giảm đau.
Đó là những dấu hiệu, cũng như cảm giác bụng khi mang thai báo hiệu bạn đã sắp được làm mẹ. Hãy thường xuyên chú ý những biểu hiện của cơ thể để kịp thời thăm khám và có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!