Thai 36 tuần gò nhiều có phải dấu hiệu thai nhi đang bất thường? Vào giai đoạn gần cuối thai kỳ, mẹ bầu thường căng thẳng hơn với những dấu hiệu của thai nhi.
- Thai gò là gì? Khi nào thì thai gò nhiều?
- Những vấn đề mẹ hay gặp ở tuần thai thứ 36
- Vì sao thai 36 tuần gò nhiều?
- Thai gò nhiều ở tuần 36 có sao không?
- Mẹ nên làm gì khi con gò nhiều lúc này?
- Cách theo dõi chuyển động của em bé trong bụng mẹ
Thai gò là gì? Khi nào thai gò nhiều?
Thai 36 tuần gò cứng bụng là tình trạng thường gặp của nhiều mẹ bầu. Những cơn gò này xuất hiện nhiều từ cuối tam cá nguyệt thứ hai và đến hết tam cá nguyệt thứ ba. Tuy nhiên, nhiều thai phụ cho biết họ cảm thấy bụng bị căng cứng từ trước cả khoảng thời gian này rồi.
Là cơn gò sinh lý bình thường
Gò tử cung khi mang thai là gì? Đa số các cơn gò này được gọi là cơn gò sinh lý Braxton-hicks (cơn đau chuyển dạ giả). Đây là biểu hiện bình thường khi mang thai.
Thai 36 tuần em bé gò nhiều là do đâu? Thông thường cơn gò xuất phát từ góc phải tử cung và lan dần khắp tử cung khiến chị em cảm thấy bụng gò nhẹ vài lần trong ngày. Các cơn gò này tần suất xuất hiện không đều (diễn ra trong 30-60 giây), không có nhịp rõ ràng, không gây đau đớn và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.
Nếu mẹ bầu có cảm giác bụng bị nhồi lên nhồi xuống nhiều lần trong ngày, thai 36 tuần gò cứng bụng và đau nghĩa là thai gò quá nhiều thì đây là dấu hiệu bất thường thì cần đi khám ngay.
Mẹ bầu tuần 36 sẽ gặp các vấn đề nào?
Cùng với sự phát triển của thai nhi 36 tuần tuổi là những biểu hiện liên tục thay đổi của cơ thể mẹ:
- Đau vùng xương chậu: Mẹ hãy thử các bài tập, tắm nước ấm, áp dụng mát xa để bớt đau.
- Xuất hiện dịch nhầy: Chất nhầy ở cổ tử cung có nhiệm vụ đóng nắp túi ối sẽ bắt đầu bong ra, là dấu hiệu hé mở tử cung.
- Khó tiêu, ợ nóng, táo bón, đầy hơi: Do dạ dày của mẹ dần dần bị tử cung chèn ép gây nhỏ lại, làm mẹ chán ăn.
- Đi tiểu thường xuyên: Mẹ bầu sẽ bị tắc nghẽn bàng quang do em bé đè lên xương chậu.
Vì sao thai 36 tuần em bé gò nhiều?
Nguyên nhân do thai nhi không ngừng phát triển. Khi mang thai càng nhiều tuần, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra những cử động này rõ ràng hơn như lắc lư. Thai nhi cũng cử động trước sự ồn ào bên ngoài. Hoặc cảm nhận theo cảm xúc người mẹ. Nếu bạn ở tư thế không thoải mái, thai nhi có thể co lại. Một điều hiển nhiên là thức ăn mà bạn ăn cũng làm cho thai nhi năng động hơn. Bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra thai nhi ngủ và thức theo chu kỳ.
Mỗi thai nhi có sự chuyển động khác nhau. Có một số trẻ chuyển động rất mạnh (hiếu động) trong khi những đứa trẻ khác thì không. Sự chuyển động của thai nhi cũng bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ, âm thanh và hoạt động của người mẹ trong ngày. Từ tuần thứ 28 trở đi, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên theo dõi những chuyển động của em bé.
Thai 36 tuần gò nhiều có sao không?
Bụng căng cứng là một trong những dấu hiệu sắp sinh mẹ cần lưu ý. Tuy nhiên, không phải lúc nào bà bầu bị căng cứng bụng đều như vậy. Mức độ, tần suất cơn gò cứng bụng cũng như các triệu chứng đi kèm cũng rất quan trọng. Nếu chỉ bị căng cứng bụng nhưng không đi kèm triệu chứng như chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút… bà bầu có thể yên tâm.
Nếu tần suất của những cơn gò cứng bụng ngày càng dày hơn. Cứ 5-10 phút xuất hiện 1 lần kèm theo ra máu, đau bụng có thể là “báo động” bé cưng đang muốn ra ngoài. Mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn sàng để đến bệnh viện.
Cách xử lý khi thai gò nhiều ở tuần 36
Khi có cảm giác thai gò nhiều, mẹ bầu nên nằm hoặc ngồi xuống nghỉ ngơi. Tư thế tốt nhất là nằm nghiêng sang trái, co chân.
Ngoài ra, một số cách giúp giảm những cơn gò mẹ bầu nên áp dụng như:
- Uống nước ấm hoặc tắm nước ấm sẽ giúp cho sự lưu thông máu trong cơ thể, xoa dịu các cơn đau.
- Đi bộ luôn là giải pháp luôn được các chuyên gia khuyến khích.
- Thực hiện các động tác yoga giúp giảm cơn gò tử cung.
- Thư giãn: Hãy lựa chọn bộ phim bạn thích hoặc một bài nhạc hay để thư giãn.
Cách theo dõi bé đạp trong bụng mẹ
Một số bác sĩ có thể đề nghị rằng sau 27 tuần, bạn cần đếm số lần em bé đạp ít nhất một hoặc hai lần mỗi ngày. Đây là một trong những cách phổ biến nhất để theo dõi em bé đạp:
- Chọn một thời điểm trong ngày khi bé có xu hướng hoạt động tích cực nhất.
- Ngồi yên hoặc nằm nghiêng để không bị phân tâm.
- Theo dõi xem trong bao lâu bạn nhận thấy bé chuyển động rõ rệt đủ 10 lần.
- Thông thường, bạn sẽ cảm nhận được ít nhất 10 chuyển động của bé trong vòng hai giờ.
- Nếu bé chuyển động ít hơn 10 lần trong hai tiếng, bạn nên gọi ngay cho bác sĩ.
Nguồn tham khảo: Sự thay đổi của bà bầu tuần 36 – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!