Bụng căng cứng khi mang thai là hiện tượng xảy ra do 1 số nguyên nhân sau: Ăn no, tử cung bị chèn ép, sức khỏe kém, viêm cổ tử cung,… Khi có triệu chứng bất thường mẹ nên gặp bác sĩ.
Nội dung bài viết:
- Hiện tượng mẹ bầu bị căng cứng bụng
- Nguyên nhân gây căng cứng bụng khi mang thai
- Cách phòng tránh hiện tượng này cho mẹ bầu
Bụng căng cứng khi mang bầu là gì?
Bụng căng cứng khi mang thai được các bác sĩ định nghĩa là sự co thắt của tử cung. Triệu chứng này thường được phát hiện trong ba tháng cuối của thai kỳ. Bụng căng cứng làm mẹ bầu lo lắng và gây ra nhiều bất tiện như đứng lên, nằm xuống… Một số mẹ lo lắng hơn, nghĩ rằng đây là biểu hiện gần sinh con. Dưới đây là các nguyên nhân sẽ giúp mẹ giải đáp các vấn đề trên.
Bạn có thể chưa biết:
Mới có bầu đau bụng dưới có sao không? Cách khắc phục hiệu quả?
Mang thai tuần thứ 10 bị đau bụng – hiện tượng bình thường hay dấu hiệu nguy hiểm?
Nguyên nhân gây ra bụng căng cứng ở mẹ bầu
Bụng căng cứng vì ăn no
Một số mẹ bị căng cứng bụng khi mang thai do ăn no. Đôi khi bụng căng cứng đến mức mẹ cảm thấy khó thở, mệt mỏi. Lúc này, mẹ nên ngồi nghỉ một lúc rồi vươn vai để cải thiện tình trạng trên. Nguyên nhân bụng bị căng cứng là do sức chứa của bụng có hạn. Tử cung lớn dần theo tuổi thai sẽ khiến cho các cơ quan khác trong ổ bụng bị chèn ép. Điều này dẫn đến dạ dày và ruột bị ép lên, mắc kẹt dưới cơ hoành. Do đó, khi ăn bất kỳ món ăn nào mẹ sẽ cảm thấy dễ no. Đặc biệt là những mẹ có dáng người nhỏ, thấp.
Căng cứng bụng vì ăn quá no
Bụng căng cứng có phải là dấu hiệu chuyển dạ sớm?
Bụng căng cứng không phải là dấu hiệu báo chuyển dạ sớm. Nếu đi khám bác sĩ bạn sẽ thấy thực ra bụng không căng cứng như mình tưởng. Đây là biểu hiện cho thấy bạn đang bị căng thẳng mà không phải do tử cung chèn ép. Để giảm triệu chứng này mẹ nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu và ăn nhiều bữa nhỏ. Mẹ cố gắng một ngày đi ngoài 1 lần để không bị táo bón và khó tiêu.
Bụng căng cứng do tử cung chèn ép
Lúc này, tử cung trong bụng mẹ sẽ bị cứng lại hoàn toàn. Khi mẹ cúi xuống, bụng sẽ đau như đau bụng kinh. Các triệu chứng này xuất hiện chứng tỏ bụng mẹ đang có vấn đề. Có bầu căng cứng bụng do tử cung co bóp được chia thành 2 loại:
Bụng căng cứng do tử cung co bóp sớm
Khi mẹ đang mang thai ở tuần thứ 32, bụng căng cứng và tử cung co bóp sớm. Trong thời gian này, con cũng đạp nhiều hơn. Đây là nguyên nhân kích thích tử cung co bóp nhiều hơn.
Khi đã qua thời gian mang thai ở tuần thứ 32-34, hiện tượng bụng căng cứng sẽ ít hơn. Nếu mẹ bị cứng bụng, người cảm thấy căng thẳng, nghẹt thở và không có dấu hiệu suy giảm thì nên đến gặp bác sĩ thường xuyên. Đây là hiện tượng bụng bị đông cứng và nếu không được chăm sóc sớm mẹ có thể sinh non.
Bụng căng cứng tự nhiên
Một số phụ nữ mang thai có thể bị căng cứng bụng do các cơn co thắt. Các cơn co thắt nhẹ, xảy ra tự nhiên và không gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.
Các cơn co thắt nhẹ, diễn ra tự nhiên là điều bình thường khi mang thai
Bụng căng cứng khi mang thai vì những lý do khác
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng bụng cứng khi mang thai.
- Sức khỏe kém
- Tiểu đường, huyết áp cao
- Tử cung không được khỏe
- Tử cung có cấu trúc bất thường
- Tiết dịch âm đạo
- Viêm cổ tử cung
Bạn có thể chưa biết:
Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6 cảnh báo nguy hiểm khôn lường, mẹ không nên chủ quan
Mang thai tháng cuối bụng căng cứng có phải là dấu hiệu sắp sinh không?
Làm cách nào để tránh bị bụng căng cứng khi mang thai?
- Nếu buồn tiểu mẹ phải đi vệ sinh ngay, không nên nhịn tiểu. Nhịn tiểu là nguyên nhân gây nên căng cứng bụng.
- Không nên ăn quá no. Việc ăn quá nhiều sẽ làm mẹ bầu bị đầy hơi, khó tiêu và dẫn đến triệu chứng căng cứng bụng
- Không nên quan hệ tình dục trong ba tháng cuối của thai kỳ vì một số tư thế quan hệ có thể kích thích sự co bóp của tử cung.
- Nếu mẹ cảm thấy bụng căng cứng, người mệt mỏi hơn bình thường thì mẹ nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Tất cả là vì sự an toàn của mẹ và em bé trong bụng.
Không nên quan hệ tình dục trong 3 tháng cuối thai kỳ
Việc nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc cũng là điều mẹ nên làm. Đồng thời cũng cần chú ý hạn chế việc nặng, vận động mạnh để không ảnh hưởng đến thai nhi. Điều quan trọng nhất trong thai kỳ là cơ thể mẹ khỏe mạnh để bé phát triển tốt.
Lưu ý quan trọng thứ 2 là mẹ cần ăn uống đủ chất và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mẹ nên có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các nhóm chất và không nên ăn quá nhiều cũng như quá ít.
Khi có hiện tượng bụng căng cứng, mẹ không nên xoa bụng thường xuyên, đây tưởng chừng là thói quen vô hại nhưng thực ra lại rất có hại. Hành động này sẽ khiến bụng mẹ càng căng tức hơn, làm tăng nguy cơ sinh non do tử cung đang rất nhạy cảm với kích thích.
Trên đây là các nguyên nhân bà bầu hay bị căng cứng bụng mà mẹ cần lưu ý. Nếu có những triệu chứng bất thường trong cơ thể, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!