Hay mệt mỏi về chiều khi mang thai là hiện tương thường gặp ở các mẹ bầu. Nhiều người cho rằng, đây là dấu hiệu cho thấy mang thai bé trai. Tuy nhiên, nhận định này không có cơ sở khoa học. Bài viết sẽ giúp các chị em hiểu thêm về tình trạng hay mệt mỏi về chiều trong những tháng thai kỳ.
Tại sao bà bầu hay mệt mỏi khi mang thai?
Theo thống kê, có đến 90% phụ nữ mang thai gặp phải hiện tượng mệt mỏi. Khi có em bé, cơ thể thay đổi và sản sinh ra lượng lớn hormone proresterone. Nó dẫn đến việc mẹ bầu hay mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn… Bên cạnh đó, sản phụ còn bị mệt do một số lý do sau:
Mệt mỏi vì thiếu sắt khi mang thai
Tình trạng mệt mỏi xảy ra khi thai phụ bị thiếu máu do thiếu sắt trong những tháng thai kỳ. Đối với các chị em bị thiếu sắt nghiêm trọng, cơ thể thường không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Thế nên, mẹ bầu dễ bị mệt, tim đập nhanh, tay chân run rẩy. Ngoài ra, sắc mặt của mẹ bầu cũng tái nhợt và thiếu tỉnh táo.
Thiếu máu do thiếu sắt khiến thai phụ mệt mỏi
Nếu gặp tình trạng này, mẹ nên chú ý khám thai định kỳ để đảm bảo tình trạng sức khỏe của mình. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu kiểm tra. Sau đó, bác sĩ sẽ có những chỉ định giúp chị em bổ sung sắt phù hợp.
Mất ngủ trong những tháng thai kỳ
Sự tác động của các hormone làm hơi thở chậm và sâu. Do đó, sản phụ thường cảm thấy hít thở khó khăn hơn bình thường. Ngoài ra khi thai nhi ngày càng lớn, dạ con ép lên cơ hoành. Điều này làm cho cơ hoành giảm bớt cử động và gây khó khăn trong việc hít thở. Từ đó, sản phụ hay bị mất ngủ dẫn đến mệt mỏi.
Ngoài ra, khi mang thai thì nhiều em bị lo lắng và căng thẳng. Tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến trầm cảm. Nếu phát hiện dấu hiệu trầm cảm, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bác sĩ thăm khám.
Tiểu đường thai kỳ gây mệt mỏi
Khi mang bầu, nhau thai tạo ra những nội tiết tố để phát triển thai nhi. Điều này vô tình gây tác động xấu đến insulin, từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố. Hậu quả, sản phụ bị tiểu đường thai kỳ. Bệnh lý này làm cho mẹ bầu mệt mỏi, sụt cân, khó chịu và hay bị chóng mặt.
Bệnh lý tiểu đường thai kỳ là nguyên nhân gây mệt mỏi
Trao đổi chất không hiệu quả
Khi không uống đủ nước, không nạp đủ calo cần thiết hoặc ít vận động, căng thẳng, quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ không hiệu quả. Nếu quá trình trao đổi chất bị chậm lại, mẹ bầu dễ bị mệt hơn so với bình thường.
Thực hư chuyện mệt mỏi về chiều khi mang thai là dấu hiệu sinh con trai?
Ốm nghén và mệt mỏi khi mang thai là tình trạng của 90% sản phụ. Mức độ gặp phải của mỗi người sẽ khác nhau. Ngoài ra, hiện tượng này có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Quan niệm cho rằng, mệt mỏi về chiều là dấu hiệu sinh bé trai vốn không có cơ sở khoa học.
Mệt mỏi vào buổi sáng hay buổi chiều đều như nhau. Tuy nhiên, nếu tình trạng mệt mỏi xảy ra nghiêm trọng, mẹ nên đến bác sĩ thăm khả bởi nó có nguy cơ ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn thai nhi.
Phương pháp giúp giảm chứng mệt mỏi về chiều khi mang thai
Giảm bớt hoạt động và nghỉ ngơi đầy đủ
Mẹ bầu nên chú ý cơ thể mình và nghỉ ngơi nếu thấy cần thiết. Mỗi ngày, bạn nên đi ngủ sớm hơn. Giấc ngủ trưa cũng hết sức quan trọng. Chỉ cần 15 – 20 phút chợp mắt giữa trưa cũng có thể tạo nên sự khác biệt.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ dinh dưỡng khoa học gồm rau, trái cây, ngũ cốc, sữa không béo… giúp mẹ bầu có một cơ thể khỏe mạnh. Sản phụ nên hạn chế các thực phẩm làm sẵn, đồ ăn nhanh vì chúng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nếu bị thừa cân hay thiếu cân, chị em có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Mẹ bầu cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Uống nước đầy đủ
Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong thời gian mang thai, cơ thể cần nhiều chất lỏng. Tuy nhiên nếu việc đi tiểu thường xuyên vào ban đêm khiến mẹ mất ngủ thì hãy uống ít nước hơn giờ đi ngủ vài tiếng. Tuy nhiên, bạn nhớ ngủ bù vào ban ngày.
Luyện tập đều đặn
Mẹ bầu nên dành ít nhất từ 20 – 30 phút luyện tập ở cường độ vừa phải. Bạn có đi bộ, hít thở sâu, kéo dãn cơ thể để giúp quá trình trao đổi diễn ra hiệu quả. Việc thường xuyên tập thể dục giúp mẹ khỏe mạnh hơn và bớt mệt mỏi.
Kết
Tình trạng hay mệt mỏi về chiều khi mang thai không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên chú ý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!