X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Mẹ mang thai có nên ăn đậu bắp? Những lợi ích tuyệt vời của loại quả này cho mẹ bầu và thai nhi

Mất 9 phút để đọc
Mẹ mang thai có nên ăn đậu bắp? Những lợi ích tuyệt vời của loại quả này cho mẹ bầu và thai nhi

Phụ nữ mang thai có rất nhiều thắc mắc, nhất là về chế độ dinh dưỡng, những món nào nên ăn hay không nên ăn. Đậu bắp là loại quả quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt nhưng liệu bà bầu ăn đậu bắp được không?

Bà bầu ăn đậu bắp được không? Là loại quả giàu dinh dưỡng, không có lý do gì mẹ không bổ sung thêm các món ngon từ quả đậu bắp trong thực đơn khi mang thai của mình.

Nội dung bài viết:

  • Thành phần dinh dưỡng của quả đậu bắp
  • Bà bầu ăn đậu bắp được không?
  • Lợi ích của quả đậu bắp đối với mẹ bầu và thai nhi
  • Những lưu ý khi ăn quả đậu bắp

Thành phần dinh dưỡng của quả đậu bắp

Đậu bắp còn có các tên khác như mướp tây, bắp còi, gôm là loài thực vật có hoa có giá trị vì quả non ăn được. Loài này là cây một năm hoặc nhiều năm, cao tới 2,5m. Lá dài và rộng khoảng 10 – 20cm, xẻ thùy chân vịt với 5 – 7 thùy. Quả là dạng quả nang dài tới 20cm, chứa nhiều hạt.

Xem thêm

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn dưa lưới được không?

Bà bầu ăn táo ta được không? Loại trái cây này có giàu dinh dưỡng?

Đậu bắp có nguồn gốc từ Châu Phi, hiện nay cây đậu bắp được trồng ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và vùng ôn đới ấm áp trên khắp thế giới. Ở Việt Nam cây đậu bắp được trồng trong khắp cả nước từ vùng đồng bằng cho đến vùng núi để lấy quả làm rau. Ở Nam Bộ loài cây này được trồng phổ biến ở nhiều gia đình nông thôn.

ba-bau-an-dau-bap-duoc-khong

Trong 100g đậu bắp có chứa:

  • Chất xơ: 2,5g
  • Vitamin C: 16,3mg, vitamin A: 283mg, vitamin K: 40mg
  • Folate: 46mg, Choline: 12,3mg
  • Vitamin B3 (Niacin): 0,9mg, vitamin B1 (Thiamin): 0,1mg, vitamin B6: 0,2mg
  • Magie: 36mg
  • Mangan: 0,3mg
  • Nước: 90,17g
  • Carbohydrate: 7,03g
  • Canxi: 81mg
  • Sắt: 0,8mg
  • Kẽm: 0,6mg
  • Kali: 303mg…

Bà bầu ăn đậu bắp được không?

Đậu bắp là loại cây có thể ra quả quanh năm nhưng sẽ đạt chất lượng tốt nhất vào mùa xuân. Tính chất dinh dưỡng đặc biệt đã khiến đậu bắp trở thành một phần của chế độ ăn uống ở nhiều khu vực địa lý khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, trong giai đoạn mang thai, bà bầu có ăn được đậu bắp không?

Mẹ mang thai có nên ăn đậu bắp? Những lợi ích tuyệt vời của loại quả này cho mẹ bầu và thai nhi

Có thể khẳng định rằng đậu bắp là loại quả bổ dưỡng rất tốt cho phụ nữ mang thai. Với thành phần dinh dưỡng phong phú, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, cho dù chế biến theo cách nào thì chị em mang bầu cũng đều được hưởng lợi từ các chất dinh dưỡng của đậu bắp.

Lợi ích của đậu bắp đối với mẹ bầu và thai nhi

Bổ sung các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe

  • Vitamin C có trong đậu bắp có tác dụng chuyển hóa và hỗ trợ sự hấp thụ tối đa sắt và canxi cho mẹ bầu, từ đó thúc đẩy quá trình phát triển da và xương của thai nhi. Vitamin C cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và bệnh tim mạch ở trẻ nhỏ trong tương lai. Hàng rào miễn dịch do loại vitamin này mang lại giúp mẹ tránh nhiễm bệnh trong suốt thai kỳ.
  • Folate: Bà bầu ăn đậu bắp sẽ nhận được lượng folate và folic acid dồi dào, giúp ngăn ngừa được nguy cơ dị tật bẩm sinh ở bé. Chuyên gia khuyến cáo mẹ ăn nhiều đậu bắp trong 3 tháng đầu tiên khi các ống thần kinh của thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển.
  • Chất xơ: Quả đậu bắp là thực phẩm bổ sung nhiều chất xơ hòa tan cho mẹ bầu, làm giảm tình trạng táo bón, đầy hơi. Chất xơ và chất nhầy giúp điều chỉnh đường huyết, tăng cường sự hấp thu dinh dưỡng của ruột non, giúp nhuận tràng.
  • Các vitamin và khoáng chất khác cần thiết cho thai nhi phát triển khỏe mạnh và duy trì thể lực cho mẹ.

Mẹ mang thai có nên ăn đậu bắp? Những lợi ích tuyệt vời của loại quả này cho mẹ bầu và thai nhi

Tăng cường chất lượng giấc ngủ, kiểm soát mệt mỏi

Các amino acid thiết yếu như tryptophan là thành phần chính có trong đậu bắp cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh, cải thiện sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu, giúp các bà bầu ăn đậu bắp có tinh thần thoải mái và giấc ngủ chất lượng. Mẹ bị mất ngủ, khó ngủ khi mang thai nên thử ăn đậu bắp mỗi ngày để xem những thay đổi bất ngờ đối với cơ thể nhé.

Bà bầu ăn đậu bắp có tốt không khi quả đậu bắp cũng có thể giải quyết tình trạng mệt mỏi khi mang thai. Ăn đậu bắp giúp chị em bổ sung trực tiếp glycogen – một nhiên liệu dự trữ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi khi mệt mỏi. Đây là lý do tại sao người bị bệnh trầm cảm được khuyến khích ăn nhiều đậu bắp.

Xem thêm

Bà bầu ăn sầu riêng được không và ăn bao nhiêu thì tốt mà không bị nóng?

Lợi ích và rủi ro khi bà bầu ăn rong biển

Bà bầu ăn đậu bắp giúp chống oxy hóa, loại bỏ độc tố trong cơ thể

Bầu 3 tháng đầu ăn đậu bắp được không? Các chất chống oxy hóa cơ bản đều có trong thành phần của đậu bắp đó là carotenoids, các hợp chất như phenolic, vitamin C, E. Hàm lượng các chất polyphenol có khả năng chống oxy hóa tốt nhất. Tất cả đều giúp thúc đẩy quá trình miễn dịch tốt nhất cho mẹ và bé, từ đó giúp mẹ giảm nguy cơ nhiễm trùng máu và hạn chế những ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành tim mạch của thai nhi.

Mẹ mang thai có nên ăn đậu bắp? Những lợi ích tuyệt vời của loại quả này cho mẹ bầu và thai nhi

Quả đậu bắp còn có tác dụng loại bỏ độc tố khi ăn nhiều loại thức ăn khác nhau (chất nhầy trong quả hấp thu các phân tử cholesterol hay chất độc có trong đường ruột rồi đẩy ra ngoài theo chất thải); giúp cơ thể tái hấp thu nước; ổn định glucose trong máu, giúp mẹ duy trì thể trạng tốt nhất khi mang thai.

1 số lợi ích khác của quả đậu bắp

  • Tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tốt phát triển, có công dụng như sữa chua và còn giúp cơ thể tổng hợp vitamin B các loại.
  • Chứa nhiều dinh dưỡng nhưng không gây tăng cân
  • Có thể làm lành các vết loét đường tiêu hóa
  • Giúp da và tóc mẹ đẹp hơn.

Gợi ý cách chế biến đậu bắp cho bà bầu

  • Đậu bắp xào thịt gà/bò/lợn: Đậu bắp ngâm nước muối loãng rồi rửa sạch, thái miếng vừa ăn sau đó chần sơ rồi vớt ra để ráo. Thịt thái miếng vừa ăn và ướp với 1 chút gia vị. Phi hành băm cho thơm rồi cho thịt vào xào, sau đó trút ra đĩa để riêng. Phi thơm tỏi cho đậu bắp vào xào sơ rồi cho thịt vào cùng, nêm nếm cho hợp khẩu vị
  • Đậu bắp ngâm dấm: Luộc sôi đậu bắp trong 20 giây rồi vớt ra cho vào chậu nước lạnh, sau đó để ráo. Đun sôi hỗn hợp dấm, nước, đường, muối và để nguội. Cho đậu bắp vào lọ thủy tinh rồi đổ hỗn hợp đã nguội vào lọ, để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 – 4 ngày là ăn được
  • Đậu bắp nướng: Rửa sạch quả đậu bắp rồi cho lên bếp than hoặc cho vào nồi chiên không dầu để nướng vừa ăn…

Mẹ cần lưu ý gì khi ăn đậu bắp?

  • Quả đậu bắp tươi thường không quá mềm, xanh đều vỏ và không dài quá 8cm là tốt nhất. Nên bảo quản đậu bắp bằng cách bọc bằng giấy hoặc trong túi nilon và để trong tủ lạnh, quả có thể giữ tươi được khoảng 1 tuần.
  • Mẹ nên chọn mua quả đậu bắp có nguồn gốc rõ ràng, sau khi mua về cần rửa thật sạch dưới vòi nước nhiều lần để loại bỏ tồn dư thuốc trừ sâu và phân bón do đậu bắp là loại cây khá khó chăm sóc.
  • Khi chế biến nên để lửa nhỏ để giữ lại tối đa dinh dưỡng của quả
  • 1 số bà bầu ăn đậu bắp có phản ứng dị ứng hoặc cảm thấy khó chịu khi ăn thì không nên ăn tiếp và nên thăm khám để chắc chắn mình không gặp phải tình trạng nghiêm trọng nào.
  • Chị em có thể tham khảo thêm công thức trên mạng để chế biến những món ăn thơm ngon từ loại quả này: tẩm bột chiên giòn, xào cùng thịt các loại, luộc, nướng bỏ lò, hầm…
  • Quả đậu bắp có tính hàn nên có thể gây lạnh bụng. Mẹ đang đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa nên chờ đến khi khỏi hẳn rồi mới nên ăn.

Mẹ mang thai có nên ăn đậu bắp? Những lợi ích tuyệt vời của loại quả này cho mẹ bầu và thai nhi

Như vậy là mẹ đã biết bà bầu ăn đậu bắp được hay không. Thứ quả nhỏ mà có võ này có nhiều tác động tích cực đến cả mẹ và thai nhi nên chị em nên bổ sung đậu bắp mỗi ngày để luôn khỏe mạnh và con có dinh dưỡng toàn diện cho phát triển.

Xem thêm

  • Có bầu uống sữa đậu nành được không? Uống sữa đậu nành thế nào để tốt cho cả mẹ lẫn thai nhi?
  • Bà bầu ăn đu đủ chín có tốt không? Có lưu ý gì khi ăn không?
  • Bà bầu có nên ăn rau ngót khi mang thai tháng đầu?

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

ZinVi

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • Mẹ mang thai có nên ăn đậu bắp? Những lợi ích tuyệt vời của loại quả này cho mẹ bầu và thai nhi
Chia sẻ:
  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it