Axit folic cho bà bầu là một dưỡng chất không thể thiếu trong suốt quá trình mang thai và ngay cả sau khi sinh. Vậy axit folic có tác dụng gì cho bà bầu? Các mẹ hãy tham khảo bài viết để tìm ra câu trả lời nhé!
- Vai trò của axit folic đối với bà bầu
- Khi nào cần bổ sung axit folic cho bà bầu?
- Bổ sung axit folic như thế nào?
- Những lưu ý khi bổ sung axit folic cho bà bầu
Bạn có thể chưa biết:
Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu như thế nào là đúng?
Mách chị em những thực phẩm giàu axit folic vừa ngon vừa dễ tìm
Vai trò của axit folic đối với bà bầu
- Axit folic cho phụ nữ mang thai giúp phòng tránh bệnh thiếu máu bằng việc cung cấp các tế bào máu cho cơ thể, giúp tạo ra các tế bào mới, bao gồm có hồng cầu. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung axit folic khi mang thai để ngăn chặn tình trạng thiếu máu, giảm nguy cơ sảy thai, sinh non, hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh, bào thai bị suy dinh dưỡng hoặc các bệnh về tim mạch, hở hàm ếch đối với trẻ sơ sinh
- Giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan như: ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư ruột kết…một cách hiệu quả
- Bà bầu dùng axit folic trong thai kỳ giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở trẻ như: hở hàm ếch, sức môi, khuyết tật ống thần kinh, dị tật tim bẩm sinh…
- Ngoài ra, bà bầu bổ sung axit folic còn có thể ngăn chặn các bệnh lý như: bệnh mất trí, nghe kém do tuổi tác, giảm dấu hiệu lão hóa, loãng xương, khó ngủ, trầm cảm, đau thần kinh, đau cơ bắp, hội chứng Fragile – X, bệnh bạch biến, AIDS.
Axit folic có nhiều tác dụng quan trọng đối với bà bầu
Khi nào cần bổ sung axit folic cho bà bầu?
- Ống thần kinh của thai nhi phát triển từ rất sớm, vào tuần thứ 3 của thai kỳ, khi mà mẹ còn chưa biết mình có thai. Vì thế, theo bác sĩ, nếu mẹ dự định mang thai, cần bổ sung axit folic ít nhất 3 tháng trước khi có kế hoạch bầu bí.
- Việc bổ sung axit folic cho bà bầu theo từng thời kỳ như sau:
- Giai đoạn chuẩn bị mang thai là 400mcg/ngày
- Khi mang thai là 600mcg/ngày
- Trong khi cho con bú là 500mcg/ngày
- Riêng các mẹ có con dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống, thiếu 1 phần não, nếu dự định sinh thêm con thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung axit folic.
Mẹ bầu cần bổ sung axit folic một cách hợp lý
Bổ sung axit folic như thế nào?
Từ thực phẩm
- Các loại đậu: Đậu tương, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ hay sản phẩm từ đậu phụ, sữa đậu nành là nguồn thức ăn giàu axit folic cho bà bầu.
- Rau màu xanh đậm: Súp lơ xanh, rau bina (còn gọi là rau chân vịt hay cải bó xôi), măng tây, rau mầm, bắp cải là những thực phẩm bổ sung axit folic cho bà bầu tốt nhất
- Trái cây: Cam và bơ rất giàu axit folic, tốt cho bà bầu. Mặt khác, cam chứa nhiều chất xơ giúp mẹ bầu giảm táo bón và hàm lượng vitamin C trong cam giúp tăng khả năng hấp thụ sắt. Bơ chứa nhiều chất béo omega 3 tốt cho tim của mẹ và não của bé
- Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, ngô, yến mạch, lúa mì không chỉ giàu chất xơ mà còn là nguồn cung cấp đầy đủ axit folic mẹ bầu
- Lòng đỏ trứng gà: Thành phần axit folic, vitamin A, vitamin D trong lòng đỏ trứng gà cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi.
Bổ sung axit folic từ các loại thực phẩm
Bổ sung axit folic cho bà bầu bằng thuốc
Thực phẩm hằng ngày có sẵn axit folic nhưng vì axit folic là vitamin hòa tan trong nước nên dễ mất đi trong quá trình nấu nướng. Bởi vậy, mẹ bầu có thể bổ sung axit folic từ các nguồn khác như viên uống bổ sung axit folic.
Bổ sung axit folic bằng thuốc
Thời điểm lý tưởng để uống axit folic là khoảng thời gian giữa 2 bữa ăn.
Những lưu ý khi bổ sung axit folic cho bà bầu
- Vitamin C sẽ làm tăng hấp thu sắt, bảo vệ folate không bị phá hủy bởi quá trình oxy hóa. Do đó, có thể uống viên sắt – axit folic chung với nước cam hoặc nước trái cây
- Tránh uống axit folic với nước trà, cà phê, rượu vì sẽ gây ra tương tác thuốc, làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc và gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ
- Uống axit folic có thể gây táo bón, vì vậy mẹ cần uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ
- Axit folic rất dễ phân hủy ở nhiệt độ cao cũng như trong quá trình chế biến. Vì vậy, các mẹ không nên ngâm, rửa hay nấu quá lâu để tránh thất thoát folate trong thực phẩm khi chế biến
- Loại axit folic khó tan trong nước và sẽ hấp thụ tốt nếu bào chế trong viên nang mềm với hệ tá dược đặc biệt.
- Lưu ý hàm lượng axit folic có trong sản phẩm bổ sung để đảm bảo liều lượng tổng trong khoảng 400 – 600mcg axit folic/ngày. Chỉ bổ sung liều lượng hơn khuyến cáo khi có chỉ định của bác sĩ thăm khám trực tiếp trong các trường hợp đặc biệt và cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ khi sử dụng.
Mẹ bầu uống axit folic quá liều có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm như làm tăng tốc độ lão hóa các tế bào thần kinh của mẹ bầu. Phụ nữ mang thai và cho con bú luôn được khuyến khích bổ sung acid folic để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh cũng như cần thiết cho sự phát triển trí não của bé. Tuy nhiên, trong trường hợp, mẹ sử dụng quá nhiều acid folic sẽ biến công dụng của thuốc thành tác nhân gây cản trở hoạt động của hormone insulin và kìm hãm sự phát triển não bộ của trẻ. Bên cạnh đó, thừa acid folic còn làm tăng khả năng phát triển của các khối u bởi cơ chế hoạt động của acid folic là bảo vệ và tăng cường sự phát triển của tất cả các loại tế bào, kể cả tế bào ung thư.
Bạn có thể chưa biết:
Lợi ích của thuốc bổ sung axit folic trước khi mang thai
Rong biển có tốt cho bà bầu 3 tháng đầu hay không?
Lời kết
Với những kiến thức đã chia sẻ trong bài viết, hy vọng các mẹ sẽ bổ sung axit folic hợp lý để chuẩn bị sức khỏe một cách tốt nhất đến ngày “vượt cạn”.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!