Nếu mẹ thiếu axit folic khi mang thai và không bổ sung kịp thời trong thai kỳ có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến thai nhi.
Axit folic cần thiết cho sự phát triển bình thường của bé. Nó có thể giúp ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh lớn của não bé và cột sống. Những dị tật bẩm sinh này được gọi là khuyết tật ống thần kinh hoặc NTD; Phụ nữ cần uống axit folic mỗi ngày không chỉ bắt đầu trong ba tháng đầu tiên mà ngay cả trước khi họ có thai để giúp ngăn ngừa NTD.
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh
Axit folic là gì?
Axit folic là vitamin B được sử dụng trong cơ thể chúng ta (đặc biệt là bà bầu) để tạo ra các tế bào mới. Các nhà khoa học không chắc chắn làm thế nào axit folic hoạt động để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh nhưng họ biết rằng nó cần thiết để tạo ra các tế bào sẽ hình thành não bé, cột sống, các cơ quan, da và xương.
Dưới đây là lượng axit folic mẹ nên dùng từ trước khi mang thai tới sau sinh:
- Trước khi mang thai: 400 mcg
- Trong 3 tháng đầu mang thai: 400 mcg
- Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9: 600mcg
- Khi cho con bú: 500 mcg.
Vai trò của axit folic trong thai kỳ
Axit folic hỗ trợ và đảm bảo não bộ và tủy sống của bé phát triển khỏe mạnh. Thậm chí ngay trước khi bạn biết rằng mình đang mang thai, não và tủy sống của bé đã được hình thành trong tử cung. Việc bổ sung đủ lượng axit folic vào thời điểm quan trọng này sẽ giúp thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh. Ngoài ra, axit này có thể giúp bạn và bé hạn chế những nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe có thể xảy ra. Uống axit folic vào đúng thời điểm và đủ liều sẽ làm giảm 72% nguy cơ gặp phải các biến chứng trên khi mang thai.
Làm thế nào để có được lượng folic đủ?
Ngoài các chất bổ sung mà bác sĩ có thể kê đơn, đây là một cách đơn giản để đảm bảo bạn đang nhận đủ lượng folic:
Có một bát ngũ cốc ăn sáng tăng cường, và làm phong phú chế độ ăn uống của bạn với các loại trái cây tươi như cam và dưa, rau đặc biệt là rau lá xanh, bông cải xanh, atisô vv, các loại hạt và hạt như đậu phộng và vừng, và đậu.
Thiếu axit folic là gì?
Thiếu axit folic, còn được gọi là thiếu folate, là một thuật ngữ được định nghĩa là mức axit folic thấp trong cơ thể. Vì cơ thể không lưu trữ folic axit, nên nó phải được phục hồi hàng ngày nếu không sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt.
Phụ nữ có thể bị thiếu nếu ăn uống không đủ chất, thông thường bạn có thể khắc phục việc thiếu axit folic này bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm có chứa axit folic và / hoặc bằng cách bổ sung folic.
Thiếu máu do thiếu axit folic xảy ra khi cơ thể không có đủ lượng huyết sắc tố trong mỗi tế bào hồng cầu, hoặc khi cơ thể không có đủ hồng cầu.
Khi nào thì sự thiếu hụt bắt đầu?
Thiếu axit folic có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng nó thường xảy ra trong khi mang thai. Khi mang thai, axit folic trong cơ thể người mẹ trước tiên được sử dụng để hỗ trợ trẻ sơ sinh đang phát triển, và nếu không còn đủ, mẹ có thể bị thiếu.
Các điều kiện y tế khác liên quan đến thiếu axit folic bao gồm bệnh Chrohn, bệnh thalassemia, bệnh celiac và thiếu máu hồng cầu hình liềm.
Ốm nghén cũng có liên quan đến một số trường hợp thiếu axit folic, đặc biệt là khi phụ nữ mang thai bị nôn hàng ngày.
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh, các dấu hiệu báo hiệu mẹ bầu thiếu hụt axit folic trong quá trình mang thai là:
- Thiếu máu nguyên bào khổng lồ (xảy ra do thiếu hụt folate khiến cho số lượng tế bào hồng cầu ít hơn và kích thước hồng cầu lớn hơn bình thường)
- Suy nhược, mệt mỏi
- Rụng tóc, tái da, lở miệng
- Mất tập trung trong làm việc
Các triệu chứng thiếu máu là gì?
Triệu chứng thiếu máu là do lượng oxy đến cơ thể giảm, một trong những nguyên nhân là do thiếu hụt axit folic. Đổi lại, nhiều phụ nữ sẽ gặp các triệu chứng thiếu oxy như:
- Mệt mỏi, bơ phờ
- Thở hụt hơi
- Chóng mặt
- Nhức đầu
- Ngực đập liên hồi
- Ù tai
- Tái xanh, nhợt nhạt
Điều trị thiếu máu do thiếu axit folic?
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, khi mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu axit folic, điều quan trọng là cần bổ sung đủ lượng axit folic cần thiết cho cơ thể. Chế độ dinh dưỡng giàu axit folic (có nhiều trong thịt gà, gan động vật, thịt vịt, rau xanh, trái cây…) là vô cùng cần thiết cho mẹ bầu. Tuy nhiên, lượng axit folic rất dễ bị thất thoát trong quá trình chế biến thực phẩm, mẹ bầu nên bổ sung axit folic qua các loại viên uống, tuy nhiên khi sử dụng cần được tư vấn kĩ càng bởi bác sĩ. Bên cạnh đó, đối với các mẹ bầu có nguy cơ cao sinh con bị khuyết tật thần kinh bẩm sinh, bác sĩ thường chỉ định liều cao axit folic, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, khoảng 5mg/ngày để phòng ngừa cho thai nhi.
Nguy cơ thiếu axit folic đối với trẻ sơ sinh
Theo Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ, mẹ thiếu axit folic khi mang thai có nguy cơ khiến trẻ sơ sinh mắc một số biến chứng y khoa, bao gồm:
- Cân nặng thấp khi sinh
- Các khuyết tật ống thần kinh
- Tổn thương hệ thần kinh
- Thai chết lưu, sảy thai
- Tổn thương não
Tham khảo – Birth Injury Guide
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!