X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Ăn rong biển đúng cách để tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Mất 7 phút để đọc
Ăn rong biển đúng cách để tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn rong biển? Rong biển chứa nhiều hàm lượng axit folic, chất này tốt cho bà bầu vì ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh bao gồm cả bệnh bại liệt ở trẻ em.

Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn rong biển? Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể ăn được rong biển tuy nhiên cần chú ý ăn với liều lượng hợp lý, vì rong biển có tính hàn nên không lạm dụng ăn quá nhiều sẽ gây lạnh bụng, thậm chí là đau bụng cho mẹ bầu.

  • Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
  • Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn rong biển?
  • Cách ăn rong biển tốt nhất dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

3 tháng đầu được xem là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Vào tuần thứ 4 của thai kỳ, hệ thống thần kinh của thai nhi sẽ bắt đầu phát triển. Đến tuần thứ 6, não và tủy sống của con hình thành, song song với quá trình phát triển tim, hệ tuần hoàn và các cơ quan nội tạng khác. Đến cuối tuần thứ 12 thì hầu hết các bộ phận trên cơ thể thai nhi như chân, tay, mắt, mũi,… đều đã hoàn thiện.

ba-bau-3-thang-dau-co-nen-an-rong-bien
Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn quan trọng để mẹ bổ sung dinh dưỡng

Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng, bạn không cần phải ăn cho hai người trong suốt quá trình mang thai. Nhưng điều quan trọng là mẹ bầu cần ăn những loại thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng để đảm bảo người mẹ tăng cân vừa mức, còn em bé thì phát triển khỏe mạnh.

Ngoài triệu chứng buồn nôn, ốm nghén thì tam cá nguyệt đầu tiên rất quan trọng. Vì đây là thời điểm nguy cơ phát triển dị tật bẩm sinh và sảy thai thường ở mức cao nhất. Do đó trong giai đoạn này, mẹ bầu nên chú trọng tới thực phẩm có thể cung cấp cho thai nhi các chất dinh dưỡng phù hợp với đặc điểm trên, chẳng hạn như canxi, sắt, axit folic, …

Các dưỡng chất quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ

  • Protein: Là dưỡng chất giúp cho bé phát triển bình thường, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của các tế bào thần kinh. Mỗi ngày mẹ cần nạp 70-80g protein vào cơ thể trong giai đoạn này;
  • Các loại Vitamin: Mỗi ngày mẹ cần nạp 800mcg Vitamin A, 10 – 15mg Vitamin E và 70 – 90mg Vitamin C mới đủ cho sự phát triển của thai nhi;
  • Canxi: Cần thiết trong sự phát triển xương và răng của em bé. Mẹ cần bổ sung 300mg canxi mỗi ngày;
  • Sắt: Rất cần thiết cho cả quá trình mang thai. Chị em nên nạp khoảng 30mg vào cơ thể;
  • DHA: Cần thiết cho sự phát triển của não và mắt của bé. Mẹ cần bổ sung 200g DHA mỗi ngày trong 3 tháng đầu mang thai.

Bên cạnh đó, mẹ cần cung cấp cho thai kỳ iot, cholin, axit folic,…

Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn rong biển?

Mỗi loại rong biển đều có mỗi loại dinh dưỡng khác nhau nhưng đa số rong biển nào cũng đều có nguồn vitamin và chất khoáng. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu có ăn được rong biển không?

Sau đây là một số lợi ích khi bà bầu 3 tháng đầu ăn rong biển:

  • Bộ não thai nhi sẽ phát triển tốt hơn nhờ axit béo omega 3 có trong rong biển
  • Giàu chất xơ sẽ giúp bà bầu ngăn ngừa táo bón trong thai kỳ
  • Hàm lượng vitamin C dồi dào =giúp hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt tốt hơn
  • Nguồn chống oxy hóa tốt giúp bà bầu có thể đối phó với các bệnh lý nhứ lo lắng, trầm cảm khi mang thai, hay hen suyễn và viêm khớp,..
  • Tác dụng tốt trong việc tăng cường khả năng sinh sản.

Theo nghiên cứu tổng thể thì hàm lượng dinh dưỡng trong rong biển chứa:

  • Carbs: 1,7 gram
  • Protein: 4 gram
  • Riboflavin: 15%
  • Sắt: 11%
  • Đồng: 21%
  • Năng lượng: 20 %
  • Chất béo: 0,5 gram
  • Chất xơ: 0,3 gram
  • Thiamin: 11%
  • Mangan: 7%

Ngoài ra, trong rong biển cũng có chứa một lượng nhỏ vitamin A, C, E. Một số protein có trong rong biển như spirulina và chlorella, chứa tất cả axit amin thiết yếu. Điều này chứng tỏ rong biển có thể giúp bạn đảm nhận quá trình hấp thu các axit amin một cách đầy đủ. Rong biển cũng có thể là nguồn cung cấp chất béo omega-3 và vitamin B12 mà nhiều người chưa biết đến.

3 tháng đầu thai kỳ có nên ăn rong biển? Rất nên mẹ nhé. Một điều tuyệt vời nữa là các nhà khoa học đã chứng minh lợi ích của rong biển với bà bầu rằng hàm lượng axit folic có rất nhiều trong rong biển, chất này ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh bao gồm cả bệnh bại liệt ở trẻ em.

ba-bau-3-thang-dau-co-nen-an-rong-bien

Với những lợi ích của rong biển như trên, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cũng như trong suốt thai kỳ hoàn toàn có thể ăn được rong biển và nên bổ sung chúng như một thực đơn cần thiết trong thời gian mang thai.

Cách ăn rong biển tốt nhất dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu nên thường xuyên bổ sung rong biển vào thực đơn thai kỳ. Nhưng có phải rong biển nào cũng tốt và mẹ ăn bao nhiêu tùy thích cũng được?

Rong biển có thể hấp thụ và lưu giữ khoáng chất, điều này đồng nghĩa với việc rong biển có thể chứa một lượng kim loại độc hại như cadmium, thủy ngân hay chì. Mặc dù đã được nghiên cứu rằng hàm lượng kim loại trong rong biển rất nhỏ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu ăn thường xuyên thì có thể tích tụ trong người bạn theo thời gian. Ngoài ra, rong biển chứa iốt. Vì vậy, nếu mẹ bầu ăn rong biển thường xuyên thì sẽ không tốt cho tuyến giáp.

ba-bau-3-thang-dau-co-nen-an-rong-bien
Mỗi ngày mẹ chỉ nên sử dụng khoảng 100gram rong biển để bảo về sức khỏe nhé

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết “Để không ảnh hưởng xấu đế sức khỏe của mẹ và thai nhi, mỗi ngày thai phụ không nên ăn quá 100g rong biển và nên chia nhỏ thành nhiều bữa”.

Do đó, để đảm bảo ăn rong biển đúng cách trong thai kỳ, mẹ bầu nên mua ăn rong biển có hương vị tự nhiên, là rong biển hữu cơ và chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần với lượng vừa phải là đủ.

Còn với các loại rong biển ăn liền đóng gói thì sao?

Theo chuyên gia, nhiều sản phẩm được giới thiệu có chứa tảo biển nhưng thành phần chủ yếu là bột gạo. Chỉ có một lượng rất nhỏ rong biển để tạo hương. Mẹ bầu nên đọc kỹ trên bao bì để tránh mua những sản phẩm không chứa nhiều tảo biển.

Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Thay vào đó, nếu thích ăn rong biển sấy khô những lúc đói bụng thì mẹ bầu chỉ nên ăn loại có xuất xứ rõ ràng, hương vị tự nhiên và không nêm nếm quá nhiều gia vị, sẽ tốt hơn cho cả mẹ và bé.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Minh Hương

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • Ăn rong biển đúng cách để tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Chia sẻ:
  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it