Trẻ hay giật mình khóc đêm là sự phản ứng sinh lý thông thường trước thay đổi từ môi trường trong tử cung ra môi trường mới ở ngoài. Bên cạnh đó đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Nguyên nhân khiến trẻ ngủ hay giật mình khóc đêm
- Hậu quả nếu bé thường xuyên giật mình thức giấc ban đêm
- Làm thế nào để hạn chế tình trạng trẻ hay khóc đêm?
- Bật mí mẹo giúp trẻ ngủ sâu hơn, ngon giấc hơn
Nguyên nhân khiến trẻ hay giật mình khóc đêm
Yếu tố sinh lý
Trong giai đoạn mới chào đời, trẻ sẽ có hơi thở và nhịp tim nhanh hơn bình thường. Não bộ và các cơ quan hô hấp của trẻ có xu hướng tăng cường hoạt động cả kể khi trẻ đang ngủ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ giật mình, khó ngủ.
Trẻ cũng bị giật mình theo phản xạ tự nhiên. Đó là sự phản ứng trước thay đổi từ môi trường trong tử cung ra môi trường mới ở ngoài. Đây là phản xạ sinh lý thông thường. Sau khoảng từ 3-6 tháng, phản xạ trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét sẽ từ từ biến mất.
Ngoài ra, bú mẹ chưa đủ no hoặc quá no, vận động nhiều vào ban ngày,… cũng sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ.
Mẹ đã biết chưa?
Bệnh lý
Trẻ hay giật mình khóc đêm có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:
- Thiếu canxi, còi xương
- Có sự bất thường về cấu trúc não bộ, rối loạn thần kinh
- Bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, ….
Chế độ sinh hoạt và môi trường bên ngoài
Tác động của bên ngoài môi trường hoặc chế độ sinh hoạt bất hợp lý cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Chẳng hạn như:
- Thời gian trẻ ngủ vào ban ngày quá dài
- Vệ sinh cho trẻ chưa sạch sẽ. Tã, bỉm ẩm khiến trẻ khó chịu.
- Nhiệt độ phòng của trẻ quá nóng hoặc quá lạnh
- Phòng của trẻ quá ồn như gần đường, nhiều người qua lại, âm thanh lớn bất chợt…
- Ánh sáng phòng ngủ quá chói mắt
Hậu quả nếu bé thường xuyên giật mình thức giấc ban đêm
Chậm tăng cân: Nếu trẻ hay giật mình khóc đêm khi ngủ thì chất lượng giấc ngủ sẽ không đảm bảo, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ;
Giảm khả năng nhận thức: Nếu bé khi ngủ hay giật mình và khóc thét giữa đêm thì đa số sẽ bị giảm khả năng học hỏi và xử lý tình huống. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể gây ra các hệ lụy như suy giảm sản xuất hormone tăng trưởng, ức chế hệ thống miễn dịch và tiêu hóa.
Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ: Nếu bé khóc và giật mình giữa đêm mà không dỗ được thì rất dễ gây ức chế hô hấp, ngưng thở và nguy cơ đột tử tăng cao;
Trẻ dễ bị đói lả, giảm sữa mẹ: Trẻ ngủ không ngon giấc, giảm sản xuất hormone tăng trưởng điều hòa và từ đó cảm giác thèm ăn, bé sẽ lười bú. Và hệ quả đi kèm là sữa mẹ bị giảm đi, nếu kéo dài mẹ có thể sẽ mất sữa.
Làm thế nào để hạn chế tình trạng trẻ hay khóc đêm?
Mỗi nguyên nhân khiến trẻ bị giật mình, khó ngủ sẽ có giải pháp tương ứng.
Khắc phục nguyên nhân từ yếu tố sinh lý
Cách chữa trẻ hay giật mình khóc đêm chỉ áp dụng nếu nó xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Còn nếu do sự thay đổi môi trường từ bụng mẹ ra môi trường bên ngoài, hay do phát triển cơ thể khi đang ngủ khiến bé khó chịu thì mẹ không cần làm gì cả.
Tình trạng này sẽ giảm dần theo thời gian khi bé lớn lên. Đây là những phản ứng rất bình thường của bất cứ em bé nào.
Khắc phục nguyên nhân từ yếu tố bệnh lý
Nếu xác định trẻ hay giật mình khóc đêm vì bệnh, bố mẹ cần đưa con đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Từ những xét nghiệm y khoa, bác sĩ sẽ có kết quả và biện pháp khắc phục tốt nhất. Bố mẹ đừng vội hoảng lên mà hãy bình tĩnh làm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhé.
Khắc phục nguyên nhân từ chế độ sinh hoạt và môi trường
Bố mẹ nên chú ý quan sát để biết được yếu tố nào khiến trẻ hay giật mình khóc đêm. Từ đó, bố mẹ sẽ có phương án điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.
Mẹ đã biết chưa?
Bật mí mẹo giúp trẻ ngủ sâu hơn, ngon giấc hơn
Bố mẹ cũng có thể tham khảo một số mẹo giúp bé ngủ sâu:
- Trẻ đang ngủ bị giật mình, bố mẹ không nên vỗ lưng trẻ. Lúc này nên quan sát xem trẻ có tiếp tục ngủ hay không. Trong trường hợp trẻ khóc, cử động mạnh thì bố mẹ mới dỗ dành hoặc cho trẻ bú.
- Khi ru trẻ ngủ, bố mẹ nên hạn chế ru trên võng, tay mẹ,… Đều này sẽ khiến trẻ bị phụ thuộc. Lúc trẻ vừa thiu thiu ngủ, bố mẹ nên đặt nhẹ nhàng cho trẻ xuống giường hoặc nôi. Lưu ý khi đặt trẻ xuống, bố mẹ cần giữ vịn hai tay bé lại để bé không giật mình.
- Đối với những trẻ lớn hơn, cần hạn chế cho trẻ vận động quá mức trước khi ngủ.
- Không để đèn quá sáng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
- Trước khi đi ngủ bố mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, kiểm tra tã, bỉm, quần áo, đệm, chăn khô thoáng.
- Điều chỉnh chế độ ngủ nghỉ, thời gian vui chơi hợp lý cho trẻ. Tuyệt đối không nên cho trẻ ngủ quá dài vào ban ngày.
- Ngoài sữa mẹ, bé cũng nên được bổ sung thêm dưỡng chất như vitamin D, canxi,… Mục đích là để tránh những nguyên nhân do bệnh lý gây nên.
- Tránh để trẻ ngủ ở những nơi ồn ào như gần đường nhiều xe qua lại, phòng khách. Không nên nói to khi trẻ đang ngủ,…
- Khi trẻ quấy khóc đêm, bố mẹ cũng có thể massage nhẹ nhàng cho trẻ, đặc biệt là ở bàn chân. Điều này sẽ giúp trẻ được thoải mái, thư giãn hơn.
Ngoài ra, các mẹ cũng có thể thử áp dụng các phương pháp dân gian như xông phòng bằng quả bồ kết khô. Phòng ngủ của trẻ được khử khuẩn và ấm hơn. Nhờ vậy, trẻ sẽ hạn chế được các vấn đề về hô hấp. Tuy nhiên, khi xông phòng, mẹ cần để cho khói tan hết trước khi cho trẻ vào phòng.
Hiện tượng trẻ hay giật mình khóc đêm sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của cả mẹ và trẻ nhỏ. Nhất là với những người làm mẹ lần đầu. Tuy nhiên, khi gặp tình trạng này, bố mẹ cần bình tĩnh, quan sát trẻ để xác định được nguyên nhân, từ đó áp dụng các giải pháp phù hợp.
Chúc bé ít khóc đêm, ngủ ngon tròn giấc nhé!
Nguồn thông tin: Trẻ hay giật mình khó ngủ, khi nào đáng lo? – Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!