Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét. Bạn có bao giờ để ý đến điều này không? Nó mang lại những ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ?
Không gì hãi hùng hơn tiếng khóc trẻ con vào ban đêm. Thực sự luôn! Nếu là hàng xóm, bạn có thể thấy khó chịu, thậm chí là hơi sợ khi nghe tiếng trẻ con khóc vào ban đêm. Nhất là khi xung quanh nhà bạn đồng không mông quạnh, chẳng có nhà nào…Cớ gì có tiếng khóc?…
Trường hợp còn lại, nhà bạn có trẻ con thì cũng đáng lo. Bởi lẽ, trẻ quấy khóc ban đêm và kể cả ban ngày, không ngủ ngon sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của con. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho con khóc thét. Tiếng khóc bất thường hơn so với khi con khóc đói. Tổng hợp lại có hai nhóm nguyên nhân chính là chủ quan và khách quan. Hãy cùng theAsianparents tìm hiểu ngay sau đây.
Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét: Nguyên nhân khách quan
– Phản xạ tự nhiên: Giật mình là một trong những phản xạ tự nhiên của trẻ khi mới chào đời. Giống như phản xạ bú, tìm vú mẹ,… Phản xạ này có tên gọi là Moro. Nét đặc trưng và phổ biến ở bé sơ sinh. Do sau khi sinh, bé chuyển từ môi trường trong tử cung của mẹ sang môi trường mới nên có thể tự tạo phản xạ giật mình để bảo vệ bản thân trước những nguy cơ đe dọa khác nhau. Đây là một phản xạ sinh lí bình thường và vô hại. Phản xạ này sẽ biến mất sau khi trẻ được 3 – 6 tháng tuổi.
Trẻ sơ sinh hay giật mình sợ hãi
– Tâm lý bất an: Khi bé bị hồi hộp, lo lắng, sợ hãi hay cảm giác không an toàn thì bé hay mơ thấy ác mộng, bị giật mình khi ngủ. Từ đó, bé khóc để gọi bố mẹ giúp đỡ.
– Tiếng động lớn: Trẻ có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn ở bên ngoài hoặc khi bé đang được ẵm bồng bị đặt xuống giường nệm một cách bất ngờ. Từ tiếng ồn sửa đường, tiếng bấm còi to đến những tiếng động khác.
Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét: Nguyên nhân bệnh lý
– Trào ngược dạ dày: Là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ hay giật mình khó ngủ. Chưa kể việc trào ngược còn khiến bé hay bị trớ. Những lúc về đêm, hiện tượng này rất nguy hiểm vì có thể làm ngạt đường thở của bé.
Trào ngược dạ dày làm con đau đớn và mệt mỏi
– Thiếu canxi: Bé hay rướn người và giật mình khi ngủ. Trong trường hợp này, trẻ có thêm một số biểu hiện khác như chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm và rụng tóc vành khăn. Thiếu canxi cũng khiến cho cơ thể của bé ít cứng cáp.
– Bị ốm: Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có thể là do biểu hiện của một số bệnh như viêm tai giữa, viêm họng, giun sán,…
– Mắc một số bệnh lý: Trẻ bị bệnh tim. Cơ thể suy nhược, thiếu máu kéo dài,… dễ bị mơ hoảng và giật mình khi ngủ.
– Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương: Các vấn đề về thần kinh như dây thần kinh của bé bị tổn thương hoặc rối loạn thần kinh bẩm sinh có thể gây ra triệu chứng trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ.
Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân điển hình khiến cho trẻ sơ sinh hay bị giật mình khóc thét:
Có nhiều nguyên nhân khiến con quấy khóc
– Bị ướt tã: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến. Nhiều loại tã bỉm không tốt, không thấm hút được khiến cho nước trào ra ngoài. Chỗ ngủ của bé bị ẩm ướt khiến con khó chịu. Từ đó, bé ngủ không ngon và hay khóc thét.
– Bé bị đói: Do cữ ăn chưa đủ no. Em cũng ăn ít hơn bình thường khiến cho bé bị đói khi ngủ. Việc bé khóc đòi ăn là chuyện khá bình thường.
– “Bện hơi”: Từ quen thuộc của ông bà hồi xưa. Nói đơn giản, đây là bởi trẻ quen hơi với mẹ hoặc ba. Từ đó, phải có ba hoặc mẹ mới ngủ ngon được. Chứ nếu không có thì bé sẽ ngay lập tức tỉnh ngủ và khóc quấy.
Phải làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét?
Ba mẹ đều biết, giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Nếu tình trạng trên kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Theo đó, trẻ sẽ dễ mắc bệnh, chậm tăng cân nặng và chiều cao. Vì vậy, khi trẻ ngủ hay bị giật mình khóc thét mẹ nên lưu ý một vài điểm sau:
Ở bên mẹ giúp con được bình yên
– Hạn chế đến mức tối đa những nguy cơ có thể khiến trẻ giật mình tỉnh giấc như tiếng ồn, tã bỉm bị “quá tải”, nơi ngủ không được thoải mái.
– Nên cho bé bú thường xuyên. Tránh để mỗi cữ bú cách nhau quá lâu làm trẻ bị đói
– Bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách tắm nắng. Có thể thông qua đường uống.
– Trường hợp trẻ giật mình khóc thét dai dẳng, co bụng, mặt tím tái, không thể nào dỗ bé nín thì mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt
Quan trọng nhất, mẹ nên quan sát bé. Vì mẹ là người hiểu bé nhất nên mỗi thay đổi ở bé, mẹ đều có thể hiểu rõ, phải không nào?
Lời kết
Con có giấc ngủ ngon sẽ phát triển đầy đủ
Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét là chuyện khá bình thường. Hãy tìm hiểu xem bé bị làm sao? Bị ác mộng, bị mệt mỏi hay bị đói. Chỉ cần tìm ra nguyên nhân, mẹ sẽ sớm giải quyết được và giúp con ngủ ngon.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!