X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Nên làm gì khi trẻ sơ sinh ho có nhiều đờm đặc?

Mất 7 phút để đọc
Nên làm gì khi trẻ sơ sinh ho có nhiều đờm đặc?

Trẻ sơ sinh nhiều đờm sẽ khò khè, khó chịu và mất ngủ. Tuy nhiên, ho có đờm lại là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh có đờm trong cổ họng?

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nhiều đờm

Trẻ sơ sinh có đờm trong cổ họng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân phổ biến có thể kể đến là:

  • Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non nớt. Mùa đông thời tiết lạnh, hanh khô trẻ thường ho nhiều và kèm theo đờm.
  • Thời tiết ẩm ướt. Đây là điều kiện để vi khuẩn nấm mốc sinh sôi nảy nở nhiều, tồn tại lâu ngày và phân tán ra không khí. Chúng sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ dẫn đến trẻ bị ho có đờm.
  • Do bệnh lý. Trẻ sơ sinh nhiều đờm và sổ mũi kèm theo sốt từ 39-40 độ C, hoặc cao hơn là do trẻ bị viêm phổi, viêm họng cấp và viêm phế quản.
  • Dị ứng khói bụi, thuốc lá, phấn hoa, thực phẩm, lông thú nuôi, …

tre-so-sinh-nhieu-dom

Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh nhiều đờm

Cho trẻ uống nước

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng bú mẹ thường không cần uống nước. Nhưng khi trẻ ho có đờm, các mẹ cũng nên cho trẻ uống thêm nước. Bạn có thể cho nước vào bình sữa để trẻ mút, hoặc đút bằng muỗng.

tre-so-sinh-nhieu-dom

Đây là phương pháp làm loãng đờm rất hiệu quả. Nước không chỉ giúp trẻ giảm ho mà còn làm dịu cơn rát họng.

Thường xuyên vỗ lưng cho trẻ

Trẻ sơ sinh nhiều đờm trong cổ họng khiến tuần hoàn máu không được lưu thông. Phương pháp này sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi. Đờm trong phế quản long dễ thải ra.

Mẹ cho trẻ nằm nghiêng, chụm 5 ngón tay hơi cong thành nửa vòng, vỗ nhẹ vào lưng trẻ. Vỗ lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Cho trẻ nằm nghiêng sang phải vỗ lưng bên trái, nằm nghiêng sang trái vỗ lưng bên phải, hai bên thay nhau.

Mẹ nên vỗ 2-3 lần mỗi ngày. Mỗi lần vỗ vài phút. Khi mẹ nhìn thấy đờm trong họng trẻ, dùng khăn sữa sạch bọc vào đầu ngón tay móc nhẹ đờm ra.

Hút đờm cho trẻ

Mẹ nên giúp trẻ hút chất đờm đặc bên trong mũi bằng các thiết bị hút chuyên dụng. Trẻ sơ sinh chưa có phản xạ khạc đờm ra ngoài. Nếu sau hút đờm 5-10 phút trẻ còn khò khè, khó chịu, mẹ có thể hút mũi cho bé thêm lần nữa.

tre-so-sinh-nhieu-dom

Tuy nhiên, mẹ không nên hút mũi quá 4 lần/ngày. Hút mũi quá nhiều có thể gây kích ứng niêm mạc mũi. Lúc này, tình trạng ứ đọng chất nhầy sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Các cách khác

Nếu trẻ hắt hơi nhiều lần trong ngày và sổ mũi, mẹ cần phải nhỏ mũi cho trẻ. Liều lượng hợp lý là 6-7 lần mỗi ngày. Như vậy sẽ giúp trẻ nhanh hết đờm hơn.

Đồng thời, mẹ nên thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ. Nếu trẻ sốt trên 38 độ C, mẹ cần đưa ngay đến cơ sở y tế để chẩn đoán và hướng dẫn điều trị hợp lý.

Nâng cao gối khi trẻ ngủ cũng giúp trẻ giảm đờm. Tư thế này không chỉ giúp đờm không bị ứ tắc ở cổ họng mà còn cho trẻ có giấc ngủ ngon hơn.

Hơi nước ấm có tác dụng làm loãng đờm. Kết hợp massage vùng lưng, ngực sẽ giúp giảm cơn ho cho trẻ. Mẹ đừng quên luôn giữ ấm cho trẻ, kể cả khi ở trong nhà ở ngoài trời.

Có thể cho bé uống thuốc tiêu đờm khi bị đờm đặc không? Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Thuốc tiêu đờm có tác dụng làm thay đổi cấu trúc của dịch tiết ra từ niêm mạc khí quản – phế quản, làm giảm độ nhớt, độ đặc quánh của đờm nhầy trong phế quản, khiến chúng có thể di chuyển dễ dàng và được tống ra khỏi đường hô hấp bằng hệ thống lông chuyển hoặc bằng hành động ho khạc.

Thuốc có thể được chỉ định cho trẻ để làm giảm đờm nhưng cần được theo dõi kĩ trong quá trình sử dụng do có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Vì vậy, mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc tiêu đờm mà cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Bài thuốc dân gian cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh nhiều đờm

Nếu đã áp dụng các phương pháp trên mà trẻ vẫn còn ho có nhiều đờm, mẹ có thể thực hiện một số bài thuốc dân gian dưới đây.

Dùng tinh dầu tràm

Mùi hương của tinh dầu tràm làm sạch bầu không khí, giúp dễ đi vào hệ hô hấp. Các chất nhầy và đờm trong khí quản bị làm cho tan chảy. Trẻ hít thở dễ dàng hơn.

Mẹ có thể:

  • Dùng đèn xông tinh dầu để khuếch tán mùi hương.
  • Nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước tắm, khăn, yếm, … của trẻ. Tuyệt đối không để tinh dầu chạm trực tiếp vào làn da non nớt của trẻ.

tre-so-sinh-nhieu-dom

Chưng lá hẹ với đường phèn

Mẹ chọn 5-7 lá hẹ tươi xanh, rửa sạch, cắt ngắn vừa phải. Sau đó, mẹ cho vào 1 muỗng đường phèn và trộn đều lên. Hấp cách thủy hỗn hợp này khoảng 15 phút, lọc lấy nước cho trẻ uống. Mỗi lần cho trẻ uống 1 muỗng nhỏ, tần suất 3 lần/ngày. Uống khoảng 3-5 ngày thì ngưng.

Để đánh giá phương pháp dân gian như chưng hẹ đường phèn, lê hấp cách thủy trị tiêu đờm hay các loại siro tiêu đờm bán trên thị trường, bác sĩ Nam cho biết: Một số bài thuốc dân gian như dùng lá hẹ chưng với đường phèn, hấp cách thủy quả lê,… vẫn được sử dụng để giúp giảm đờm ở trẻ nhỏ. Tuy chưa có bằng chứng khoa học chứng minh nhưng các cách trên vẫn cho thấy hiệu quả hỗ trợ giúp trẻ mau khỏi bệnh. Bên cạnh đó, một số mẹ vẫn cho trẻ sử dụng siro tiêu đờm tự mua trên thị trường nhưng không biết được rằng chúng có thể tiềm ẩn một số nguy hiểm vì chứa các thành phần thuốc tiêu đờm và long đờm, không thể tự ý sử dụng mà không có chỉ định và theo dõi của nhân viên y tế.

Trẻ sơ sinh nhiều đờm kéo dài lâu ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm khác. “Bỏ túi” những cách trị đờm cho trẻ sơ sinh trên đây sẽ giúp mẹ nhanh chóng loại bỏ đờm trong khoang mũi, họng, giúp trẻ dễ chịu hơn.

Xem thêm:

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
  • Học ngay 3 cách thông đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà cực hiệu quả
  • Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi có phải là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm?
  • Mách mẹ cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh nhanh gọn, hiệu quả ngay tại nhà

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Nhi Le

Được chỉnh sửa bởi:

Bác Sĩ Vũ Nhật Nam

  • Home
  • /
  • Giai đoạn phát triển
  • /
  • Nên làm gì khi trẻ sơ sinh ho có nhiều đờm đặc?
Chia sẻ:
  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it