Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh với mẹo dân gian vừa an toàn vừa hiệu quả nhanh chóng. Vậy mẹ cùng tham khảo một số cách trị nghẹt mũi dưới đây để áp dụng khi cần nhé!
Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh thường bị nghẹt mũi?
Nghẹt mũi là triệu chứng mà mọi độ tuổi đều có thể gặp phải. Trong đó, trẻ sơ sinh là đối tượng mắc phổ biến. Bởi hệ hô hấp và chức năng đề kháng của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện. Virus hay vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và thúc đẩy niêm mạc hô hấp tiết dịch nhiều làm bít tắc đường thở và nghẹt mũi xuất hiện.
Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh chưa hoàn chỉnh nên dễ mắc chứng nghẹt mũi
Một số nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh nghẹt mũi của trẻ sơ sinh mà các mẹ cần biết:
Chưa hoàn thiện chức năng hô hấp
Phế quản, phế nang hay đường thở của trẻ sơ sinh có không gian hẹp, mềm và dễ bị xẹp. Theo đó, trẻ dễ gặp tình trạng thở khò khè và nghẹt mũi.
Đường hô hấp bị viêm nhiễm
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém chính là điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc hô hấp và gây nên viêm nhiễm. Nếu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi vì nguyên nhân này thì kèm theo một số triệu chứng như ho, ngứa mũi, sổ mũi, đỏ mắt…
Dị ứng
Trẻ dị ứng với nấm mốc, phấn hoa, bụi vải, lông chó mèo… cũng gây nên chứng nghẹt mũi. Đặc biệt, trẻ sơ sinh hệ miến dịch kém nên mức độ nhạy cảm thường cao hơn.
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi cũng có thể là do dị ứng
Thời tiết hanh khô
Niêm mạc mũi bị khô, ngứa có thể là do thời tiết khô hanh. Cơ thể sẽ bài tiết dịch nhầy nhằm làm mềm và giữ ẩm niêm mạc hô hấp. Nhưng dịch nhầy lại sản sinh vượt mức gây nghẹt mũi, sổ mũi.
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản mà hiệu quả triệt để
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu nên bố mẹ hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh. Và cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tốt nhất lúc này là mẹo dân gian.
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm
Mẹ chỉ cần thoa dầu tràm vào lòng bàn chân con là có thể thấy được hiệu quả. Khí huyết của con cũng có thể lưu thông tốt hơn khi mẹ xoa và day nhẹ tinh dầu vào huyệt dũng tuyền. Công dụng trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh sẽ phát huy hiệu quả nhanh hơn khi mẹ thoa dầu tràm lên lưng và ngực của con.
Trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm
Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng tỏi
Lấy 2 nhánh tỏi, giã nhỏ lấy nước cốt và pha với dầu vừng theo tỷ lệ 1:1. Mẹ vệ sinh sạch mũi cho con bằng nước muối. Sau đó, mẹ lấy bông thấm dung dịch tỏi dầu vừng và nhét vào mũi khoảng 15 phút. Con sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều chỉ sau lần đầu tiên.
Nước muối sinh lý
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh phổ biến nhất hiện nay chính là dùng nước muối sinh lý. Vì nước muối sinh lý có tính kháng khuẩn cao nên sẽ giúp đường thở của bé thông thoáng và dễ chịu hơn.
Nước muối sinh lý không chỉ có tác dụng làm sạch dịch mũi mà còn tiêu diệt các vi khuẩn có hại trên niêm mạc mũi.
Mẹ có thể mua nước muối sinh lý tại hiệu thuốc hay tự làm tại nhà. Cách làm đơn giản, hòa tan 1 ly nước ấm + 1/2 muỗng nhỏ muối ăn. Vệ sinh sạch mũi rồi mẹ nhỏ mỗi bên mũi một giọt nước muối sinh lý. Mẹ áp dụng đều đặn 3-5 lần/ 1 ngày tùy thuộc vào mức độ nghẹt mũi của từng bé.
Trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn tại nhà chỉ bằng nước muối sinh lý
Sử dụng dụng cụ hút rửa mũi
Bé nhiều dịch nhầy và ngạt mũi nặng thì mẹ có thể dùng dụng cụ rửa mũi. Mẹ nhớ sử dụng xong thì rửa và tiệt trùng dụng cụ bằng xà bông và trúng qua nước sôi.
Một số lưu ý mẹ cần nhớ khi trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh với phương pháp dân gian đơn giản mà hiệu quả mang lại cũng rất tốt. Tuy nhiên, các mẹ vẫn phải ghi nhớ một số lưu ý sau nếu áp dụng phương pháp này.
- Hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu nên không cho trẻ uống thảo dược. Trẻ có thể bị đau bụng, tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa
- Mẹ cần tăng cường cho con bú sữa mẹ thì có nhiều kháng thể chống lại virus, vi khuẩn
- Mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khi gặp các triệu chứng nặng như sốt cao, ho đờm, mệt mỏi, bú nôn…
- Không tự ý dùng thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Hy vọng với các cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh ở trên, con sớm hết bệnh, ăn ngoan ngủ kỹ như thường. Nhưng với trường hợp nghẹ mũi nặng có kèm theo ho, sốt cao thì mẹ phải cho con đi khám để được chữa trị kịp thời.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!