Vào giai đoạn thời tiết chuyển mùa, trẻ em nhất là trẻ sơ sinh rất dễ bị sổ mũi. Dưới đây là một số cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà khá đơn giản.
Vì sao trẻ sơ sinh hay bị sổ mũi?
Khi thời tiết chuyển mùa thì vệ sinh môi trường không đảm bảo. Từ đó vi rút dễ sinh sôi, phát triển. Trong khi đó, sức đề kháng của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện. Đặc biệt hệ hô hấp của các bé còn non yếu nên dễ bị nhiễm khuẩn. Những trẻ sinh non, cơ địa dị ứng, suy dinh dưỡng… còn dễ bị sổ mũi hơn các bé khác.
Trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa, trẻ sơ sinh dễ bị sổ mũi
Sổ mũi không nguy hiểm nhưng sẽ khiến bé khó chịu. Sổ mũi chỉ nguy hiểm khi có biến chứng, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ đang bú mẹ. Tuy nhiên mẹ cần sớm giúp bé giải quyết vấn đề này để nó không ảnh hưởng tới con.
Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà theo phương pháp dân gian
Trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh bằng lá tần dày
Cây tần dày lá hay còn gọi là cây húng chanh vốn dễ trồng, dễ sống. Húng chanh chứa nhiều loại vitamin như: vitamin A, vitamin C và Omega 6. Trong lá cũng chứa 0.05 % đến 0.12% tinh dầu. Trong thành phần tinh dầu thì hợp chất Phenolic chiếm đến 65,2%. Đây là một hợp chất có tính sát khuẩn cao. Chúng có công dụng giúp sát khuẩn, giảm ho, tiêu đờm, trị sổ mũi…
Mẹ cần chuẩn bị 5-6 lá húng chanh, 2-3 quả quất xanh, đường phèn. Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, đem xay nhuyễn. Sau đó mẹ thêm đường phèn vừa đủ rồi đem hấp cách thủy. Với cách trị ho bằng húng chanh cho trẻ sơ sinh, cho bé uống 1-2 ngày sẽ hết ho.
Thành phần trong lá tần dày có tính sát khuẩn cao giúp giảm ho, tiêu đờm, trị sổ mũi
Bài thuốc dân gian trị sổ mũi cho trẻ từ tỏi
Tỏi có hàm lượng allicin – hoạt chất kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm. Vì thế tỏi có được dùng để trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Mẹ cần băm nhuyễn 4 tép tỏi hòa cùng một chút muối và 5ml nước ép hành. Đun sôi khoảng 250ml nước rồi cho hỗn hợp tỏi – muối – hành vào. Trẻ uống hỗn hợp mỗi ngày 2 lần sẽ giúp thông thoáng khoang mũi, làm sạch chất độc.
Rửa mũi: cách trị sổ mũi cho bé sơ sinh tại nhà an toàn
Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ sơ sinh có thể trị sổ mũi cho trẻ. Nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) là dung dịch được sử dụng khá phổ biến. Dùng nước muối sinh lý rửa mũi giúp loại bỏ nước mũi và làm dịu niêm mạc mũi. Nhờ đó con sẽ bớt nghẹt mũi đáng kể. Tuy nhiên, để hiệu quả, mẹ phải biết rửa mũi đúng cách.
Để rửa mũi cho trẻ, mẹ nên thực hiện như cách sau đây. Đầu tiên mẹ cho trẻ kê đầu trên khăn mỏng và nghiêng đầu sang 1 bên. Mẹ cũng nên nhớ lót sẵn khăn ở cổ vì dịch mũi và nước muối sẽ chảy ra khi rửa. Tiếp đó, mẹ nhỏ từ 1 – 2 giọt vào mũi bé và đợi khoảng vài phút để dịch mũi loãng ra. Sau đó, mẹ sử dụng tăm bông để thấm hút dịch bên trong mũi của bé. Bên mũi còn lại mẹ cũng thực hiện tương tự. Cuối cùng, mẹ sử dụng khăn mềm lau ngoài lỗ mũi để làm sạch cho bé.
Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ sơ sinh có thể trị sổ mũi cho trẻ
Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách massage, bấm huyệt
Massage, bấm huyệt có thể giúp mẹ trị sổ mũi cho bé. Tuy nhiên cách này hơi khó thực hiện và phải thực hiện đúng mới có hiệu quả.
Ban đầu, mẹ hãy kẹp ngón trỏ và ngón cái vào hai bên sống mũi của bé. Sau đó vuốt nhẹ nhàng theo chiều từ dưới lên tới hai chân mày. Thực hiện khoảng 5 – 10 phút, khi đó các xoang mũi sẽ được làm nóng. Khi đó, máu và chất dinh dưỡng sẽ được đưa đến khu vực bị tổn thương, giúp mũi thông thoáng, dễ thở. Nhờ vậy tình trạng sổ mũi cũng thuyên giảm.
Theo y học cổ truyền, tác động vào huyệt nghinh hương sẽ giúp thông khiếu, trừ phong nhiệt, giảm phù mặt. Trong đó có chữa được bệnh sổ mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Huyệt nghinh hương nằm cách cánh mũi cỡ 0,8cm và trên rãnh mũi. Hai huyệt nằm đối xứng hai bên cánh mũi. Mẹ dùng ngón tay trỏ đồng thời bấm vào cả hai huyệt theo hướng vuông góc. Sau đó, mẹ day và ấn nhẹ vài phút cho huyệt này nóng lên. Mỗi lần bấm khoảng 3 phút và mỗi ngày mẹ thực hiện khoảng 2-3 lần.
Tác động vào huyệt nghinh hương hai bên cánh mũi sẽ giúp bé giảm sổ mũi
Hãy đưa bé đi khám nếu tình trạng sổ mũi kéo dài trên 2 ngày
Cùng với việc trị sổ mũi cho bé bằng phương pháp dân gian, cha mẹ cần chú ý chăm sóc cho bé đúng cách để đẩy lùi được bệnh trong thời gian sớm nhất. Trong quá trình áp dụng, sẽ có trường hợp bé sổ mũi nhiều hơn và nóng sốt trên 2 ngày. Khi đó mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được khám và kiểm tra kỹ lưỡng. Chúc mẹ và bé sớm chiến thắng bệnh sổ mũi khó chịu nhé.
Xem thêm
Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài trong thời tiết giao mùa – Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?
Sổ mũi ở trẻ sơ sinh – Làm thế nào để điều trị hiệu quả?
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi có thể dẫn đến bệnh hô hấp nguy hiểm?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!