Cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ là: vỗ rung long đờm, làm ẩm không khí trong phòng, hút mũi cho bé và dùng các bài thuốc dân gian. Bài viết cũng nói về các nguyên nhân gây ra đờm ở trẻ sơ sinh.
Nội dung bài viết
- Ho có đờm là gì?
- Nguyên nhân trẻ bị đờm trong cổ họng
- Hướng dẫn cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ
- Một số lưu ý thêm cho cha mẹ khi áp dụng các cách làm tan đờm cho bé
Ho có đờm là gì?
Ho có đờm ở trẻ là hiện tượng xảy ra khi các dịch của đường hô hấp như: dịch khí quản, phế nang, họng, xoang hàm, xoang trán, hốc mũi hay máu, mủ, giả mạc, bã đậu,… làm cản trở đường hô hấp, khiến bé phải ho để tống chúng ra ngoài. Khi trẻ ho được xem như một phản xạ sinh lý tốt của cơ thể nhưng nó lại gây ra không ít khó chịu cho bé khi cơn ho kéo dài. Ho liên tục kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và dẫn đến các bệnh lý hô hấp khác nếu không chữa trị kịp thời. Vậy các bậc phụ huynh đã biết cách làm tan đờm cho trẻ chưa? Và đâu là nguyên nhân khiến trẻ bị đờm trong cổ họng?
Nội dung bài viết
Mẹo dân gian trị ho dứt điểm cho trẻ
Nguyên nhân trẻ bị đờm trong cổ họng
Thông thường, đờm đi kèm với cảm lạnh hay bất kỳ loại bệnh truyền nhiễm khác. Trẻ sơ sinh chỉ thở bằng mũi trong vài tháng đầu tiên sau khi chúng được sinh ra, vì vậy, nghẹt mũi có thể gây trở ngại cho việc bú và ngủ.
Với trẻ nhỏ, mũi và cổ họng chưa hoàn thiện để xử lý chất nhầy, trẻ có thể ho nhiều hơn để làm bật chất nhầy ra.
Có thể nói, viêm đường hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây đờm trong cổ họng của trẻ em, nhưng dị ứng theo mùa cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ.
Đờm trong cổ họng thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng khi không kèm theo bất kỳ triệu chứng khác như sốt, phát ban và dị ứng.
Hướng dẫn cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ
1. Vỗ rung long đờm cho trẻ sơ sinh
Buổi sáng khi trẻ sơ sinh vừa thức dậy, cha mẹ hãy thực hiện các thao tác vỗ rung long đờm cho con.Việc thực hiện cách làm tan đờm cổ họng cho bé bằng thao tác vỗ rất đơn giản. Cha mẹ có thể cho bé nằm nghiêng, ngồi cúi đầu về phía trước hoặc bế vác trẻ lên để thực hiện phương pháp này.
Vậy cách giúp bé tan đờm này được thực hiện như thế nào? Bước đầu tiên cha mẹ cần xác định vị trí vỗ rung long đờm băt đầu từ phổi, tại vị trí ngang lưng trở lên. Tiếp theo, bàn tay mẹ khum lại và tiến hành vỗ nhẹ từ dưới lên theo từng nhịp nhẹ nhàng. Cần lưu ý không nên tác dụng lực từ cánh tay dễ khiến trẻ bị đau. Thực hiện động tác vỗ từ 10 – 15 phút sẽ giúp trẻ ho và nôn ra đờm.
2. Làm ẩm không khí trong phòng
Sử dụng máy tạo độ ẩm là cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ sơ sinh nhanh nhất khi ở nhà. Việc duy trì độ ẩm lý tưởng trong phòng ngủ sẽ có tác dụng làm ẩm đường thở ở trẻ. Chất nhầy trong cổ họng trẻ được làm lỏng sẽ khiến bé dễ thở hơn. Bên cạnh đó, máy tạo độ ẩm sẽ sinh ra hơi nước giúp làm ẩm đường mũi của trẻ. Tạo điều kiện cho bé ho ra toàn bộ đờm và chất nhầy.
3. Hút mũi cho bé
- Dùng nước muối sinh lý dành cho trẻ em (nồng độ 0,9%) nhỏ vào mũi của bé để làm ẩm, lỏng các chất nhầy. Bước này sẽ giúp mẹ dễ hút chất nhầy ra ngoài, đồng thời giúp bé đỡ đau hơn.
- Đặt bé nằm trên gối, hoặc nằm nghiêng sang bên. Tay bóp nhẹ bóng của dụng cụ hút, sau đó đưa đầu hút vào một bên mũi của bé. Chú ý làm thật nhẹ nhàng, tránh tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
- Dùng ngón tay đè nhẹ cánh mũi bên còn lại, từ từ thả bóng ra. Lau sạch đầu hút. Tiếp tục làm với bên mũi còn lại.
Mẹ có thể hút mũi cho bé thêm lần nữa nếu sau 5-10 phút trẻ vẫn còn khò khè, khó chịu. Tuy nhiên, không nên hút mũi quá 4 lần/ngày. Hút mũi quá nhiều có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, làm tình trạng ứ đọng chất nhầy trở nên nghiêm trọng hơn. Mẹ nên lưu ý khi sử dụng cách làm tan đờm cổ họng cho bé bằng việc hút mũi nhé!
4. Trị đờm cho trẻ sơ sinh dân gian với các bài thuốc dễ làm
Chưng lá hẹ, quất, đường phèn cho trẻ
Đây là cách làm tan đờm ở trẻ sơ sinh đơn giản nhất. Mẹ có thể kết hợp lá hẹ, quất, đường phèn chưng thành hỗn hợp cho trẻ sơ sinh uống sau 6 tháng tuổi khi đờm xuất hiện dày đặc trong cổ.
Bước đầu tiên, mẹ chuẩn bị vài là hẹ tươi rửa sạch, ngâm nước muối loãng, thái nhỏ. Tiếp theo, bổ tư 3 trái quất bao tử. Cho lá hẹ, quất, đường phèn vào một chén con, đem chưng cách thủy cho các tinh chất thấm đều. Mẹ cũng có thể cho vào nồi cơm đến khi sôi thì lấy ra để nguội.
Với cách trị đờm trong cổ họng cho bé này, mẹ hãy cho trẻ uống hỗn hợp đã chưng liên tục từ 3 – 5 ngày. Lượng đờm trong cổ họng con sẽ nhanh chóng tiêu tan.
Cho trẻ uống hỗn hợp rau diếp cá đun nước vo gạo
Mẹ chuẩn bị từ 5 – 10 lá diếp cá tươi cùng 1 chén con nước vo gạo. Lá diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn sau đó thêm nước vo gạo vào. Khuấy đều hỗn hợp rồi bắc lên bếp đun khoảng 20 phút. Hỗn hợp sau khi sôi mẹ tắt bếp, để nguội, lọc lấy nước rồi cho trẻ uống 2 – 3 lần mỗi ngày trong vòng 3 ngày.
Cách trị đờm trong cổ họng bằng lá diếp cá và nước vo gạo chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Mẹ có thể dùng muỗng cà phê đút từ từ hỗn hợp nước cho trẻ uống khi xuất hiện đờm.
Cách làm tan đờm trong cổ họng là mẹ có thể nấu các món cháo tiêu đờm cho bé như: cháo tía tô, cháo tỏi, cháo kê, cháo táo đỏ và bí ngô, cháo hành tây, cháo gừng.
Mẹ quan tâm
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi có thể dẫn đến bệnh hô hấp nguy hiểm?
Ba mẹ có nên tự ý mua thuốc trị ho cho bé không?
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thanh Hưng – Trưởng khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang cho biết, khi bé bị ho, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Việc tự ý cho trẻ dùng thuốc là không được khuyến khích, nhất là khi tình trạng kháng kháng sinh đang ngày càng phổ biến.
Trẻ dưới 4 tuổi được khuyến cáo không được tự ý cho dùng thuốc. Khi trẻ được từ 6 tuổi trở lên, ba mẹ có thể mua thuốc cho bé nhưng vẫn cần được dược sĩ tư vấn liều lượng và cách sử dụng phù hợp. Cũng cần ghi nhớ là không nên cho trẻ dùng nhiều hơn 2 loại thuốc cùng lúc mà không có tư vấn của chuyên gia y tế.
Một số lưu ý thêm cho cha mẹ khi làm tan đờm trong cổ họng cho bé
Cha mẹ cần bổ sung những thực phẩm có khả năng loại bỏ đờm, dịch nhờn trong cổ họng trẻ như:
- Uống nước khiến đờm bị loãng, kết hợp với hút mũi để làm sạch dịch nhờn.
- Thức ăn lỏng giúp bé dễ tiêu hóa và giảm bớt tắc nghẽn.
- Mỗi muỗng mật ong và gừng hoặc mật ong với quế cũng sẽ khiến đờm tan ra nhanh chóng
- Chú ý đến chế độ ăn của trẻ: Khi trẻ bị đờm mẹ nên tránh cho bé ăn 1 số thực phẩm có thể gây đờm như sữa, sữa chua, bơ… do những thực phẩm này chứa nhiều casein, có tác dụng kích thích sản sinh đờm trong cổ họng bé. Tốt nhất là nên cho trẻ bị đờm ăn thức ăn mát, dạng lỏng và dễ nuốt
- Nên tăng cường bổ sung vitamin A và C cho trẻ để nâng cao sức đề kháng. 2 loại vitamin này có nhiều trong rau, củ quả màu vàng, đỏ đậm, rau xanh như cam, bưởi, súp lơ, cam, chanh… Tỏi và hành tây cũng là thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn của trẻ bị ho, có đờm
- Đối với các trường hợp trẻ có tiền sử bị bệnh về đường hô hấp bẩm sinh thì ba mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ nào.
Nguồn tham khảo: Giải mã bệnh ho của bé: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!