Trẻ sơ sinh bị sôi bụng vì chế độ dinh dưỡng, vệ sinh bình sữa sai cách, hoặc do mẹ ăn uống không khoa học. Đâu là cách chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh? Cách để hạn chế tình trạng này: massage nhẹ vùng bụng theo chiều kim đồng hồ, thay đổi loại sữa công thức phù hợp với trẻ, chú ý chế độ ăn uống…
Cùng tìm hiểu những nội dung sau:
- Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng, có sao không?
- Những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng
- Cách trị chứng sôi bụng ở trẻ sơ sinh
- Phòng ngừa như thế nào?
Nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị sôi bụng
Giáo sư Nguyễn Gia Khánh, Phó chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam cho biết, sôi bụng là 1 trong những biểu hiện rối loạn tiêu hóa thường thấy ở trẻ sơ sinh. Có tới 60% trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi gặp phải các biểu hiện rối loạn tiêu hóa.Trẻ sinh thường và được nuôi bằng sữa mẹ thì ít gặp phải các triệu chứng này hơn trẻ được nuôi bằng sữa công thức. Đa số các triệu chứng rối loạn tiêu hóa là lành tính, do bộ máy tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh và sẽ giảm dần khi bé lớn hơn.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có thể do dinh dưỡng chưa phù hợp (Nguồn ảnh: BV Hồng Ngọc)
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng thường xuất hiện ở trẻ từ 3 đến 18 tuần tuổi, đây là hiện tượng dễ gặp phải kiến cho các bậc cha mẹ lo lắng. Theo các chuyên gia có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng, điển hình như:
- Nguyên nhân chính của việc trẻ bị sôi bụng là do chế độ dinh dưỡng. Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu trong khi các mẹ cho trẻ uống sữa bình quá sớm, trẻ chưa thích nghi được với mùi sữa ngoài. Lúc này cơ thể trẻ không dung nạp được đường lactose có trong các loại sữa ngoài. Hàm lượng lactose không được dung nạp sẽ tích tụ ở ruột, gây nên các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
- Một trong những nguyên nhân trẻ sơ sinh sôi bụng phổ biến nhất là do việc vệ sinh bình sữa và cách pha chế sữa không đúng cách khiến trẻ nuốt phải nhiều không khí khi bú.
- Bên cạnh đó chế độ ăn uống của mẹ cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị sôi bụng nếu như mẹ ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ, những thực phẩm khó tiêu hay thực phẩm cay nóng.
Mẹ có biết
4 điều bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ nên làm ngay khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Với những dấu hiệu bụng trẻ sơ sinh sôi ùng ục giúp cho cha mẹ có biện pháp khắc phục kịp thời cũng như có những cách chăm sóc trẻ một cách phù hợp. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết điển hình tình trạn trẻ bị sôi bụng:
Bé dễ quấy khóc, bỏ bú khi bị sôi bụng (Nguồn ảnh: vinmec)
Cách trị chứng sôi bụng ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Câu trả lời là CÓ! Nhẹ thì trẻ biếng ăn, khó ngủ,… nặng hơn thì trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và bé thường xuyên bị nôn trớ, quấy khóc về đêm. Nếu bé bị nôn trớ lần đầu mẹ có thể áp dụng
- Để trị chứng sôi bụng ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể massage nhẹ vùng bụng theo chiều kim đồng hồ kết hợp với thao tác vuốt nhẹ sống lưng của trẻ sau khi trẻ bú khoảng 30 phút.
- Cách xử lý khi trẻ bị sôi bụng là mẹ hãy thay đổi loại sữa công thức phù hợp với trẻ theo hướng ưu tiên các loại dành cho trẻ sơ sinh ít thành phần lactose để hệ tiêu hóa bé hoạt động dễ dàng hơn. Trong quá trình bú bình, mẹ cần thực hiện đúng các thao tác cơ bản (chọn núm vú phù hợp, điều chỉnh hướng bình…) để tránh hiện tượng không khí tràn nhiều vào dạ dày bé gây sôi bụng.
- Các mẹ cần phải chú ý chế độ ăn uống hàng ngày của mình, đây là 1 trong những cách chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh. Thay vì ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, thực phẩm có tính nóng thì hãy ăn thực phẩm phẩm có tính mát, nhiều chất xơ.
- Bé sau bú nằm uốn éo có thể do sữa trào ngược lên thực quản gây khó chịu cho bé, khiến bé sơ sinh bị sôi bụng. Bạn nên vác đứng bé 30 phút sau bú, khi nằm kê khăn lông dưới lưng và đầu để cho bé nằm dốc khoảng 30 độ, cho bé uống 400 UI vitamin D3 mỗi ngày và phơi nắng sáng 20 phút mỗi ngày. Đây là cách hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh sôi bụng.
Pha sữa đúng cách cho bé (Nguồn ảnh: BV Hồng Ngọc)
Khi mẹ đã áp dụng những cách trên không đem lại hiệu quả. Bé bị sôi bụng liên tục kéo dài hơn thì cần thăm khám bác sỹ sớm để khắc phục tình trạng này.
Mẹo hay cho mẹ
Vấn đề ở trẻ sơ sinh dù là nhỏ nhất cũng khiến cho các mẹ lo lắng. Trong những tháng đầu đời, hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh thường hay xảy ra do chế độ dinh dưỡng của trẻ, vệ sinh bình sữa hoặc pha chế sữa không đúng cách, chế độ ăn của người ảnh hưởng đến sữa cho con bú đều có thể là nguyên nhân.
- Vỗ nhẹ lưng cho bé để loại bỏ khí thừa.
- Nếu bé có hiện tượng sôi bụng nhiều lần, cần chia nhỏ khẩu phần ăn hằng ngày để bé có thời gian tập làm quen với chu trình dinh dưỡng.
- Đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám khi hiện tượng không giảm.
Ngoài ra khi thấy con bị sôi bụng, xì hơi nhiều, đi ngoài nhiều lần,… mẹ cần chú ý chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Nếu trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn, mẹ hãy ngưng ăn một số thực phẩm không tốt đến hệ tiêu hóa của bé như các món nhiều dầu mỡ, cay nóng, cà chua, cam, quýt, cải bắp, súp lơ, các sản phẩm từ đậu nành… rất dễ làm trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng. Do đó, mẹ cần cắt giảm bớt những thực phẩm này. Mẹ cần bổ sung thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày.
Nội dung khác
Trẻ sơ sinh không ị nhiều ngày – Liệu có phải do bé bị táo bón?
Phòng ngừa như thế nào?
Vậy trẻ sơ sinh bị sôi bụng phải làm sao? Mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho trẻ là các bảo vệ an toàn nhất. Vậy các phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng hiệu quả mà các mẹ lên thực hiện gồm.
- Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong những năm đầu đời là cách phòng tránh sôi bụng ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất. Nếu mẹ ít sữa thì có thể cho bé bú nhiều lần để bé đủ no và cơ thể mẹ cũng tự điều chỉnh để tiết ra lượng sữa nhiều hơn.
- Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng sữa công thức thay thế, mẹ cần tìm hiểu kỹ về thành phần, lượng sữa và cách pha trước khi cho bé uống. Khi mua sữa và các chế phẩm từ sữa, mẹ lưu ý đọc kỹ thành phần dinh dưỡng để chọn loại có hàm lượng lactose thấp, giúp cho việc tiêu hóa của trẻ diễn ra dễ dàng.
- Pha sữa và cho bé bú bình đúng cách, mẹ lưu ý pha sữa trước khi cho bé bú 5 – 10 phút rồi để bình sữa đứng để tăng thời gian phân hủy bọt khí, mẹ cũng nên khuấy nhẹ sữa trong lúc pha để tránh bong bóng khí nhé.
- Chế độ ăn uống của mẹ cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa tình trạng bé sơ sinh bị sôi bụng, mẹ lưu ý nên ăn thực phẩm ít mỡ, hạn chế thức ăn có tính nóng, ăn nhiều rau củ và hoa quả và uống ít nhất 2 lít nước/ngày.
Nguồn tham khảo: Những rối loạn tiêu hóa hay gặp ở trẻ nhỏ – Vnexpress
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!