X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Trị ho cho trẻ bằng 14 mẹo dân gian cực an toàn và hiệu quả

Mất 11 phút để đọc
Trị ho cho trẻ bằng 14 mẹo dân gian cực an toàn và hiệu quả

Thông thường với sự lo lằng của bố mẹ, khi bé ho sẽ cho bé uống kháng sinh ngay với mong muốn con khỏi bệnh nhanh. Điều này chỉ phá hỏng sức đề kháng của trẻ nhanh hơn, tạo điều kiện cho bệnh tái và kéo dài hơn. Đồng thời, bé không có điều kiện xây dựng sức đề kháng để chiến đấu với bệnh tật. Ho ở trẻ là nhóm bệnh hay bị lạm dụng kháng sinh trong điều trị nhiều nhất.

Cách trị ho cho trẻ tại nhà cha mẹ có thể tham khảo là: củ cải trắng, gừng xay nhuyễn; nước vo gạo, rau diếp cá; lá hẹ, đường phèn… Khi không cần thiết, cha mẹ không nên dùng kháng sinh cho bé vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con.

Trị ho cho trẻ hiệu quả tại nhà mà không cần dùng thuốc kháng sinh là điều mà các phụ huynh luôn mong muốn mỗi khi con bệnh. Chính vì thế mà bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các mẹ các cách trị ho cho trẻ sơ sinh an toàn mà hiệu quả:

  • Tại sao không nên dùng thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ?
  • Nên làm gì khi bé bị ho?
  • Mẹo trị ho cho trẻ tại nhà an toàn, hiệu quả
  • 6 cách trị dứt điểm viêm phế quản cho bé

Tại sao không nên dùng thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ?

Nếu tình trạng ho của trẻ là ho thông thường thì không nên sử kháng sinh trị ho cho trẻ. Trong hiệu thuốc có rất nhiều loại thuốc khác nhau để chữa ho cho bé tại nhà hoặc làm thông mũi nhưng các chuyên gia cảnh bảo rằng uống thuốc có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Bạn có thể chưa biết:

Mẹo trị ho nhanh chóng và an toàn cho trẻ bằng hành tây

Một số siro giảm ho chứa codein có thể khiến trẻ bị khó thở. Nhiều loại thuốc ho có chứa chất này bị cấm sử dụng và việc sử dụng thuốc ho cho trẻ cần được sự chỉ định của bác sĩ.

Một trong những hoạt chất được sử dụng phổ biến nhất trong thuốc ho cho bé là dextromethorphan có thể mua mà không cần toa bác sĩ. Khi bị lạm dụng, dextromethorphan có thể dẫn đến ngộ độc, đặc biệt là ở trẻ em dưới sáu tuổi.

Ho cấp tính không nên được điều trị bằng thuốc giảm ho, thuốc chống dị ứng hoặc thuốc thông mũi, đặc biệt là ở trẻ em dưới 6 tuổi. Những loại thuốc này đã không được chứng minh là có hiệu quả trong việc chữa ho cho trẻ. Nếu được sử dụng, chúng phải luôn được giám sát y tế.

Nên làm gì khi bé bị ho?

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thanh Hưng – Trưởng khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang cho biết, chăm sóc trẻ bị ho không khó, chỉ cần nhận biết chính xác nguyên nhân gây ho và có cách chăm sóc hợp lý để tình trạng này nhanh chóng chấm dứt, cụ thể:

  • Ba mẹ nên để bé nghỉ ngơi nhiều hơn, bổ sung thêm nước và chất điện giải 
  • Mẹ có thể tắm hơi để giảm cơn ho cho bé. Hơi nước nóng và không khí ấm giúp đường hô hấp của bé được thư giãn, tuy nhiên nên cẩn thận để tránh làm bé bị bỏng
  • Mẹ có thể cho bé trên 1 tuổi uống 1 ly nước ấm pha với 1 chút mật ong và chanh vào mỗi buổi sáng
  • Trẻ dưới 24 tháng có thể tiêm phòng để phòng ngừa và giảm tác hại của bệnh lý như ho, cảm cúm, viêm phế quản…

Mẹo trị ho cho trẻ tại nhà an toàn, hiệu quả

Ho là một phản xạ sinh lý phức tạp nhằm giải phóng dịch tiết, chất lạ, khắc phục co thắt phế quản hoặc điều trị bệnh lý trong đường thở để bảo vệ hệ hô hấp. Nhờ phản xạ ho mà đường thở của bé được làm sạch chất nhầy giúp không khí lưu thông vào phổi dễ dàng hơn.

Tuy nhiên nếu bé bị ho thường xuyên, kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và gây chán ăn thì phụ huynh cần áp dụng một số cách trị ho cho bé tại nhà. Ưu điểm của những cách chữa này là an toàn, không để lại tác dụng phụ và phù hợp cho trẻ nhỏ vốn có đường hô hấp rất nhạy cảm.

1. Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn

Củ cải trắng, gừng rửa sạch, xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy khoảng 10-15 phút rồi đưa ra cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.

2. Nước vo gạo và rau diếp cá

Bạn lấy một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Sau đó, lọc lấy nước cho bé uống.

3. Củ nghệ tươi cũng có thể trị ho dứt điểm cho trẻ 

tri-ho-cho-tre

Trị ho dứt điểm cho trẻ bằng củ nghệ tươi

Củ nghệ tươi đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé là cách trị ho dứt điểm cho trẻ. Bạn hãy cho bé uống ngày 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

4. Quất/ Tắc xanh là bài thuốc dân gian trị ho dứt điểm cho trẻ sơ sinh

Lấy 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Đem quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

5. Nước củ cải luộc: cách trị do cho trẻ không cần dùng thuốc

Củ cải trắng rửa sạch, cắt 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng là cách trị ho cho bé bị khô mũi, đau họng, ho khan, có đờm.

6. Nước tỏi hấp là cách trị ho cho trẻ

Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thủy 15 phút. Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vừa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.

7. Tỏi và mật ong

Bạn giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1-2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.

8. Lá hẹ và đường phèn

Trị ho dứt điểm cho trẻ sơ sinh bằng cách sử dụng lá hẹ và đường phèn. Bạn chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn. Tất cả cho vào bát, rồi mang hấp cách thủy. Sau đó bỏ xác lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa.

9. Cách trị ho cho trẻ bằng đu đủ chín

tri-ho-cho-tre

Trị ho dứt điểm cho trẻ bằng đu đủ chín

Ăn gì trị ho cho bé? Một quả đu đủ gọt bỏ vỏ (lưu ý là đu đủ chín cây), cho 100ml mật ong vào, sau đó đun lên để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho cho bé không có đờm.

10. Húng chanh và quất – Cách trị ho cho bé dứt điểm cho trẻ

Sử dụng húng chanh và quất là một cách trị ho dứt điểm cho bé hiệu quả. Bạn chọn khoảng 15-16 lá húng chanh và từ 4-5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1-2 lần/ngày đến khi hết ho.

11. Xông hơi

Cách chữa ho cho trẻ hiệu quả là cho bé tắm xông hơi. Khi thực hiện cách này, bạn nên đóng cửa phòng tắm để hơi nước tỏa ra khắp phòng, khiến con cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Ngoài ra, cha mẹ có thể dùng cây xô thơm hoặc nhỏ vài giọt dầu khuynh diệp vào nước tắm, giúp bé giảm ho nhanh.

12. Trà

Cho bé uống một cốc trà ấm là cách trị ho cho trẻ tại nhà mà cha mẹ cần ghi nhớ. Theo bác sĩ Wilkinson: “Trà thảo dược như hoa cúc, bạc hà,… được xem như là một loại thuốc giảm ho nhanh chóng. Để tăng tốc độ giảm ho, bạn có thể cho thêm vài giọt mật ong vào trà.”

13. Gừng

Để chữa ho cho trẻ sơ sinh, bạn có thể cho con uống nước gừng với một lượng phù hợp. Gừng có công dụng bỏ đờm trong cổ họng, giúp bé sớm hết ho.

14. Mẹo trị ho dứt điểm cho trẻ bằng chanh đào mật ong đường phèn

Có lẽ đây là cách chữa ho cho bé dứt diểm được các mẹ yêu thích và khá phổ biến trong các năm gần đây. Bạn ngâm 1 lọ – 1 kg chanh đào thái lát mỏng với 1,4l mật ong, và 0,5kg đường phèn. Ngâm thức ăn trị ho cho bé này ít nhất trong vòng 3 tháng để phát huy tác dụng tốt nhất.

  • Dùng hàng ngày để phòng ngừa bị ho, viêm họng, cảm: mỗi sáng dùng 1 thìa cafe mật ong chanh đào vừa phòng bệnh vừa tăng cường vitamin. Mỗi khi tiếp xúc nhiều với gió, bụi, lạnh nên ngậm ngay 1 miếng chanh đào rồi nuốt dần.
  • Dùng khi bị nhiễm ho, viêm họng: ngày dùng 2- 3 lần mỗi lần 1 thìa cafe.

Cách trị ho dứt điểm cho bé này thích hợp với mọi gia đình, nhất là nhà có con nhỏ từ 1,5 tuổi trở lên. Vào ngày trời lạnh hay khi trẻ mới chớm ho thì buổi sáng ngủ dậy lấy một thìa cho trẻ uống. Với người lớn, hãy cắt lát quả chanh ngâm, trộn đều với nước trong hộp, nhai rồi ngậm khoảng 15-20 phút, sau đó nuốt, ngày vài lần.

tri-ho-cho-tre

Trị ho dứt điểm cho trẻ bằng chanh đào

Bạn có thể chưa biết:

Câu chuyện từ đối tác
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?

3 cách trị ho cho trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi tại nhà mà không cần dùng kháng sinh

6 cách trị dứt điểm viêm phế quản cho bé

Viêm phế quản là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Phụ huynh cũng có thể áp dụng thêm một số cách chữa viêm phế quản ở trẻ em tại nhà đơn giản để làm giảm triệu chứng khó chịu và hạn chế việc dùng thuốc cho con.

Sau đây là 6 cách trị do cho trẻ không cần dùng thuốc:

  1. Dùng các loại thảo dược như cam thảo, dứa, gừng: giảm ho, giảm viêm, tống khứ đờm hiệu quả
  2. Cho bé bị uống thật nhiều nước: giúp làm loãng chất nhầy, từ đó dễ dàng tống xuất chúng ra khỏi cơ thể
  3. Xông hơi với dầu bạch đàn hỗ trợ trị dứt điểm viêm phế quản cho bé: hít hơi nước sẽ giúp làm loãng chất nhầy đường hô hấp, giúp cải thiện tình trạng thở khò khè
  4. Cho bé uống nước ấm pha với mật ong và chanh. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng cho bé trên 1 tuổi để tránh ngộ độc.
  5. Súc miệng nước muối nhiều lần trong ngày để rửa trôi chất nhầy dư thừa, trị dứt điểm viêm phế quản cho bé
  6. Cho con ăn súp cà chua giàu vitamin C và làm giảm sự hình thành quá mức của chất nhầy trong khi bị viêm phế quản.

Nguồn tham khảo: Những điều cần biết về ho ở trẻ em – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

  • Mách mẹ cách trị ho cho bé sơ sinh hiệu quả, an toàn không cần dùng thuốc
  • Trị ho tan đờm cho bé dứt điểm không dùng kháng sinh
  • Mẹ Singapore chia sẻ Bài thuốc dân gian giúp bé bị ho nhiều đờm khỏi ngay trong vòng 2 ngày

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

MeKrobis

  • Home
  • /
  • Sức khỏe
  • /
  • Trị ho cho trẻ bằng 14 mẹo dân gian cực an toàn và hiệu quả
Chia sẻ:
  • Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

    Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

  • Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

    Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

  • Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

    Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

  • Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

    Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

  • Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

    Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

  • Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

    Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it