Bé ngủ hay giật mình là vì sao? Không phải trẻ giật mình khó ngủ vì thiếu canxi mà đó là do bé chưa quen với môi trường bên ngoài, và do đặc điểm sinh lý giấc ngủ trong giai đoạn này. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Có phải vì bị thiếu canxi nên trẻ giật mình khó ngủ?
- Bé bị giật mình khi ngủ vì 2 lý do quan trọng
- Mẹ cần làm gì?
Có phải vì bị thiếu canxi nên trẻ giật mình khó ngủ?
Nhiều mẹ hiểu lầm về điều này mà cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của con. Nhưng trên thực tế thì không phải trẻ ngủ hay giật mình vì thiếu canxi.
Khi em bé được bú sữa mẹ hoặc sữa công thức đầy đủ, bé tăng cân ổn định và được bổ sung vitamin D đầy đủ hàng ngày thì mẹ yên tâm rằng bé không hề bị thiếu canxi. Điều này là do trong sữa mẹ và sữa canxi chứa một thành phần lớn canxi và đủ cung cấp cho bé trong những tháng đầu đời.
Mẹ đã biết chưa?
Bé ngủ hay giật mình khiến mẹ lo lắng
Bé ngủ hay giật mình vì 2 lý do quan trọng
Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã nhận thấy rằng, trẻ gặp phải hiện tượng nói trên chủ yếu là do:
1. Quá trình thích nghi của trẻ sơ sinh sau khi thay đổi môi trường sống từ trong bụng mẹ ra với thế giới bên ngoài
Nếu bên trong bọc nước ối của mẹ là môi trường ấm áp, tối và yên tĩnh thì khi ra đến ngoài bé phải tiếp xúc với nhiều ánh sáng, tiếng động mạnh hơn. Đây là những yếu tố kích thích mà trẻ sơ sinh phải dành nhiều thời gian để tập làm quen. Điều này dẫn đến thần kinh bé có thể bị căng thẳng. Chính vì vậy mà trẻ sơ sinh khóc và giật mình nhiều trong giai đoạn 3 tháng đầu đời. trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình
2. Đặc điểm sinh lý giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng khiến bé dễ giật mình, tỉnh giấc
Với trẻ sơ sinh, đặc biệt là các bé dưới 6 tháng tuổi, chu kỳ ngủ của con sẽ có nhiều điểm khác biệt. Một giấc ngủ của bé thường gồm nhiều chu kỳ ngủ và mỗi một chu kỳ này chỉ kéo dài 30-45 phút.
Một chu kỳ ngủ của bé thường gồm 2 giai đoạn là ngủ sâu và ngủ nông. Với các bé dưới 6 tháng tuổi, giai đoạn ngủ sâu sẽ chiếm khoảng thời gian rất ngắn (khoảng 1/4 tổng thời gian của giấc ngủ).
Thời gian ngủ nông, bé sẽ rất hay vặn vẹo và cử động người. Bé cũng sẽ bị giật mình bởi âm thanh và tiếng động trong giai đoạn ngủ này. Đây được xem là một quá trình hết sức bình thường mà trẻ sơ sinh nào cũng phải trải qua trong giấc ngủ ở 3 tháng đầu đời.
Bên cạnh 2 lý do này, bé giật mình khi ngủ cũng là do cơ thể không thoải mái.
Tập cho bé tự ngủ có thể giúp giảm tình trạng bé giật mình khi ngủ
Mẹ đã biết chưa?
3. Do bé không thoải mái
Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình, giật mình khi ngủ cũng có thể do bé thấy khó chịu trong người:
Bú quá no hoặc bé đói bụng khi ngủ: Trẻ rất mau đói và cũng mau no vì thể tích dạ dày trong những tháng đầu đời rất nhỏ. Bụng quá đói hoặc quá no sẽ khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa sau mỗi lần bú.
Bé đi tiểu hay đại tiện khi ngủ, trẻ thường vặn mình và rặn để tống hết sức các chất thải ra ngoài.
Tã bé bị ướt hoặc mẹ quấn bé chặt quá làm con khó chịu.
Mẹ cần làm gì?
Nhiều mẹ chọn giải pháp bế con, ôm con trong suốt quá trình con ngủ để cải thiện tình trạng bé hay bị giật mình khi ngủ. Tuy nhiên cách này chỉ khiến bé chậm thích nghi với môi trường sống mới hơn mà thôi.
Các tốt nhất mẹ nên làm trong những tháng đầu đời của bé chính là:
– Sử dụng quấn cho bé trong thời gian ngủ.
– Khi bé có tín hiệu buồn ngủ, có thể bế vác và vỗ bé một lúc. Khi bé còn trong trạng thái ngủ lơ mơ, mẹ nên đặt bé xuống và tiếp tục vỗ bé cho đến khi bé chìm hoàn toàn vào giấc ngủ.
– Nếu bé tỉnh giấc giữa chừng, mẹ hãy chờ để bé tự nối lại giấc ngủ trước khi can thiệp giúp đỡ bé.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!